Theo bác sĩ khoa cấp cứu Ông Tử Hoa, người Trung Quốc, cách đây không lâu, trong một lần làm việc, anh được gọi đến xử lý một trường hợp bé trai 7 tuổi nghi ngờ nuốt phải pin cúc áo, ý thức hỗn loạn, bụng đau dữ dội, đổ mổ hôi lạnh.
Bác sĩ Ông nhanh chóng tiến hành chụp X-quang, xác nhận rằng đứa trẻ đã nuốt pin, gây thủng ruột, lập tức phẫu thuật khẩn cấp. May mắn, sau ca mổ, bé phục hồi rất nhanh.
|
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Ông nhấn mạnh, trẻ em còn non nớt nên ý thức về an toàn bản thân rất thấp, các em thường chơi vui vẻ và rất tò mò, khi tìm thấy viên pin nhỏ sẽ có động tác bỏ vào mồm như thói quen. Nếu không may nuốt phải mà không được xử lý kịp thời, có thể sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ cho biết rằng trong giai đoạn ban đầu sau khi nuốt pin, không có triệu chứng đặc biệt nào, tổn thương của pin chủ yếu xuất phát từ việc cực âm liên tục giải phóng chất kiềm, gây hoại tự dạ dày, vách tiêu hóa của trẻ.
Cụ thể, thành ruột hoại tử có thể dễ dàng dính vào pin, một khi pin tiếp tục thải ra chất kiềm và không được loại bỏ, thành ruột sẽ tiếp tục bị hoại tử, có thể dẫn đến vỡ, thủng ruột, nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh đó, bác sĩ Ông cũng nhắc nhở, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cách tốt nhất để ngăn ngừa việc vô tình nuốt phải pin là tránh để trẻ em tiếp xúc với pin cúc áo. Nên bảo quản pin ở nơi cao, nơi trẻ em không thể với tới và pin cũng nên được khoá lại.
Trong trường hợp trẻ nuốt nhầm pin, hãy cho trẻ uống mật ong, trì hoãn pin giải phóng chất kiềm một cách hiệu quả. Cách thực hiện là mỗi 10 phút cho trẻ uống 2 thìa mật ong, khoảng 10 ml, liên tục 6 lần. Ngay sau đó, phải đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Giật mình những tai nạn thương tâm do vừa sạc pin vừa dùng điện thoại