Nhiều người cận thị chọn đeo kính áp tròng vì lý do thẩm mỹ nhưng nếu không quen có thể gây hại cho mắt. Cô Bành, 37 tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc, đeo kính áp tròng hàng ngày nhưng gần đây, cô nhận thấy tầm nhìn của mình ngày càng mờ và giác mạc bị bao phủ bởi các mạch máu mới.
Theo bác sĩ, cô Bành được chẩn đoán mắc bệnh cận thị nặng cách đây 20 năm, vì ngoại hình, cô không đeo kính gọng mà chọn kính áp tròng, đeo hơn 12 tiếng mỗi ngày, đeo ngay khi thức dậy và chỉ khi ngủ mới tháo ra.
|
Mắt "mọc" đầy mạch máu mới đỏ lừ, cô gái choáng váng vì nguyên nhân. |
Vài ngày trước, mắt cô Bành có triệu chứng đỏ bừng, sợ ánh sáng và chảy nước mắt. Đi khám, bác sĩ phát hiện giác mạc cả hai mắt của cô Bành đều được bao phủ bởi những mạch máu mới.
Bác sĩ Hứa Vinh - Chủ nhiệm khoa lão và đục thủy tinh thể của Bệnh viện Mắt Vũ Hán giải thích rằng, sau khi một số lượng lớn mạch máu mới phát triển, mắt rất dễ bị phản ứng viêm mãn tính, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ và giảm thị lực.
Do cô Bành đeo kính áp tròng lâu ngày nên hàm lượng oxy trong giác mạc không đủ, cản trở quá trình trao đổi chất và sản sinh ra nhiều cytokine, kích thích hình thành mạch máu mới.
Qua chuyện này, bác sĩ Hứa Vinh cảnh báo những người yêu cái đẹp, đeo kính áp tròng hơn 10 tiếng mỗi ngày cần chú ý, bởi đeo kính áp tròng quá lâu không chỉ gây ra hiện tượng hình thành mạch máu mới mà thậm chí có thể dẫn đến viêm giác mạc nhiễm trùng, loét giác mạc, thủng giác mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thị giác.
Vì vậy, khi chọn kính áp tròng, tốt nhất nên chọn loại có hàm lượng oxy cao, vừa vặn với độ cong của giác mạc, ngoài ra, tốt nhất không nên đeo quá 8 giờ, nếu có thể đeo gọng kính, cố gắng không đeo kính áp tròng. Nếu thường xuyên đeo kính áp tròng, bạn phải giữ vệ sinh và làm sạch tròng kính thường xuyên.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Chăm sóc mắt đúng cách giúp giảm cận thị