Rất ít người nghĩ đến tác hại của nước mía vì đây vẫn được coi là thực phẩm cực tốt cho sức khỏe. Theo thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198: Nước mía tối kỵ đối với những người thừa cân, béo phì, đặc biệt người bệnh tiểu đường.Nghiên cứu của khoa học cho thấy đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân nên hạn chế uống nước mía.Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, khi bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, sẽ làm mất tác dụng của thuốc ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh.Cũng nói về tác hại của nước mía lương y Bùi Hồng Minh cho rằng những đối tượng cần tránh xa nước mía bao gồm người già, trẻ em dưới 4 tuổi và bệnh nhân béo phì, tiểu đường do không thể chuyển hóa lượng đường có trong loại nước này.Đối với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt song nếu uống với số lượng nhiều, triền miên sẽ không tránh khỏi việc tăng cân.Nước mía có tính hàn và hàm lượng đường cao, do đó những người có thể trạng yếu uống nhiều dễ bị đau bụng, đi ngoài.Trong khi đó theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nước mía sẽ trở nên độc hại nguy hiểm nếu bị nhiễm khuẩn.Ở nước ta hầu hết các quán nước mía đều nằm ở vỉa hè lề đường, vận chuyển thân mía trên đường phố nhiều bụi bẩn, quy trình làm cũng khá đơn giản, khó có thể đảm bảo về độ ‘siêu sạch’ như được quảng cáo.Nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật, khuẩn E. coli gây tả, tiêu chảy trong nước mía rất cao.Bên cạnh đó, đá được sản xuất công nghiệp cũng không sạch, khi uống kèm nước mía càng làm gia tăng mức độ mất vệ sinh an toàn thực phẩm và nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc.Đặc biệt quả quất thông thường được cho vào nước mía để tạo độ thơm là loại quả có chứa rất nhiều chất bảo quản thực vật có hại cho cơ thể người.Ông Thịnh khẳng định nước mía bản chất không độc hại, không gây phản ứng tiêu cực với cơ thể nếu loại trừ nguy cơ nhiễm khuẩn và những đối tượng có nguy cơ tốt nhất nên tránh xa loại nước này.
Rất ít người nghĩ đến tác hại của nước mía vì đây vẫn được coi là thực phẩm cực tốt cho sức khỏe. Theo thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi - nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198: Nước mía tối kỵ đối với những người thừa cân, béo phì, đặc biệt người bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu của khoa học cho thấy đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân nên hạn chế uống nước mía.
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, khi bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, sẽ làm mất tác dụng của thuốc ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh.
Cũng nói về tác hại của nước mía lương y Bùi Hồng Minh cho rằng những đối tượng cần tránh xa nước mía bao gồm người già, trẻ em dưới 4 tuổi và bệnh nhân béo phì, tiểu đường do không thể chuyển hóa lượng đường có trong loại nước này.
Đối với người có thể trạng bình thường, mặc dù uống nước mía khá tốt song nếu uống với số lượng nhiều, triền miên sẽ không tránh khỏi việc tăng cân.
Nước mía có tính hàn và hàm lượng đường cao, do đó những người có thể trạng yếu uống nhiều dễ bị đau bụng, đi ngoài.
Trong khi đó theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nước mía sẽ trở nên độc hại nguy hiểm nếu bị nhiễm khuẩn.
Ở nước ta hầu hết các quán nước mía đều nằm ở vỉa hè lề đường, vận chuyển thân mía trên đường phố nhiều bụi bẩn, quy trình làm cũng khá đơn giản, khó có thể đảm bảo về độ ‘siêu sạch’ như được quảng cáo.
Nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật, khuẩn E. coli gây tả, tiêu chảy trong nước mía rất cao.
Bên cạnh đó, đá được sản xuất công nghiệp cũng không sạch, khi uống kèm nước mía càng làm gia tăng mức độ mất vệ sinh an toàn thực phẩm và nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc.
Đặc biệt quả quất thông thường được cho vào nước mía để tạo độ thơm là loại quả có chứa rất nhiều chất bảo quản thực vật có hại cho cơ thể người.
Ông Thịnh khẳng định nước mía bản chất không độc hại, không gây phản ứng tiêu cực với cơ thể nếu loại trừ nguy cơ nhiễm khuẩn và những đối tượng có nguy cơ tốt nhất nên tránh xa loại nước này.