Theo gia đình bệnh nhân, đầu tháng 10 vừa qua, các cơn đau ở đầu gối trái của nữ sinh U không còn ngắt quãng và âm ỉ nữa mà chuyển sang đau dữ dội cả ngày lẫn đêm, không thể chịu nổi nữa, gia đình mới đưa em đi khám tại bệnh viện huyện.
|
Ảnh minh họa. |
Qua quá trình thăm khám và chụp xquang, phát hiện một khối bất thường ở đầu dưới xương đùi trái, bệnh viện huyện đã chuyển Trúc U. xuống bệnh viện Đại Học Y Hà Nội để khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán thêm.
Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, PGS.TS Trần Trung Dũng – Giảng viên trường Đại học Y Hà Nội, đã trực tiếp khám cho U. và phát hiện khối bất thường kích thước 6cm x 8cm ở phần sau đầu dưới xương đùi trái.
Nhận thấy đây là khối u ác tính nguy hiểm nên PGS.TS Trần Trung Dũng đã chuyển nữ sinh sang Bệnh viện K Tân Triều để phối hợp với các bác sĩ ở đấy điều trị bệnh lý ung thư xương đùi cho bệnh nhân.
Ung thư xương được cho là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư, nhưng ngày nay tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày một tăng lên, khiến bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo.
Dấu hiệu của bệnh ung thư xương
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư xương là do rối loạn di truyền liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị. Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển xương là đối tượng chính của bệnh. Hầu hết là những đứa trẻ ở độ tuổi từ 12 đến 20 tuổi.
Bệnh ung thư xương bao gồm 3 cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện bệnh khác nhau. Thường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra bệnh, vì các triệu chứng đều biểu hiện mờ nhạt, không rõ ràng. Ở cấp độ nặng, các triệu chứng sẽ bộc lộ rõ rệt hơn, và người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm:
|
Ảnh minh họa. |
Đau đớn: Đây là dấu hiệu đầu tiên có thể báo hiệu người bệnh đang có nguy cơ bị ung thư xương. Trong giai đoạn đầu sẽ chỉ đau nhẹ, các cơn đau không liên tục. Cho đến khi bệnh phát triển ngày một nặng, tần suất các cơn đau sẽ tăng dần và thường xuyên hơn. Hầu hết, các cơn đau thường ập đến vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Tuy nhiên, bạn khó có thể xác định được vị trí chính xác của cơn đau, vì nó xảy ra rất mơ hồ.
Sưng hoặc nổi u cục: Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi khối u xuất hiện, bạn sẽ sờ thấy xương bị biến dạng và bị sưng lên. Khi tình trạng sưng ngày một nặng lên sẽ làm cho mô xương nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường. Những khối u này sẽ gây ra cảm giác đau nhức và bứt rứt ở trong xương. Vùng da ở khối u có màu hồng và ấm hơn những vùng khác.
Rối loạn chức năng xương: tình trạng sưng và những cơn đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng xương, gây ra các triệu chứng teo cơ tương ứng kèm theo.
Triệu chứng bị nén ép: khối u phát triển trong khoang sọ và khoang mũi có thể gây chèn ép vào não và mũi, dẫn tới triệu chứng áp lực não chậm chạp và phát sinh một số vấn đề về hô hấp. Khối u ở vùng chậu đè nén vào trực tràng, bàng quang và ruột sẽ gây khó tiểu; khối u trong tủy đè nén vào cột sống có thể gây tê liệt.
Video "Đã tìm ra cách chữa ung thư". Nguồn: Vietnamnet.
Cơ thể bị biến dạng: khối u phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ xương chi, gây ra dị tật, biến dạng cơ thể, các chi dưới thay đổi bất thường.
Gãy xương: khu vực xương bị ung thư khi xảy ra va chạm mạnh rất dễ bị gãy, có thể gây liệt chân.
Đau nhức toàn thân: xuất hiện những dấu hiệu như khó ngủ, chán ăn, bơ phờ, xanh xao, sụt cân đột ngột,...
Cơ thể suy nhược trầm trọng: những bệnh nhân ở giai đoạn cuối thường tăng lượng canxi trong máu và gặp những vấn đề như mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, làm cho cơ thể bị suy nhược nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi khối u di căn sang các bộ phận khác, chẳng hạn như phổi sẽ gây ra tình trạng ho dai dẳng, khó thở, tràn dịch màng phổi. Khối u di căn lên gan gây vàng da, vàng mắt, gan to, nước tiểu sậm màu.
Nguyên nhân tử vong của ung thư xương đa phần ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân khi tế bào ung thư di căn vào các cơ quan chức năng mang tính sống còn của cơ thể, thường gặp nhất là di căn lên phổi. Sự sợ hãi đối với ung thư chủ yếu là sợ hãi cái chết được báo trước vì vậy mong muốn giải quyết triệt để tận gốc khối u là mong mỏi của cả bệnh nhân và bác sĩ.
Các chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy con thường xuyên kêu đau mỏi chân, tay nên đưa con đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.