Anh Ngô Văn Sở (Văn Lâm, Hưng Yên) được người nhà đưa vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng loạn thần do rượu với các biểu hiện như hoảng loạn, gào thét, không tỉnh táo, không nhận ra mọi người xung quanh...Người bệnh ban đầu vào viện do xơ gan, xuất huyết tiêu hóa… Sau vài ngày điều trị, không được uống rượu, người bệnh bắt đầu có biểu hiện của hội chứng cai (hay còn gọi là rối loạn tâm thần do rượu), trong đó mức độ nặng nhất là sảng rượu.Khi mắc bệnh, bệnh nhân bồn chồn, mất ngủ, sau đó chân tay run lẩy bẩy, vã mồ hôi toàn thân, hoang tưởng, ảo giác, la hét, vật vã, mất hoàn toàn khả năng phối hợp các hành vi, khả năng nhận thức.Khi đó, bác sĩ phải lấy dây vải buộc chặt tay chân họ vào giường. Có người nằm yên, có người chân tay co quắp vật vã đang nằm thì bật dậy trong trạng thái vô thức, la hét. Họ hoảng sợ luôn miệng nói nhìn thấy quái vật, chạy trốn đàn chuột khổng lồ đang đuổi theo hay rắn rết bò khắp phòng…Bệnh nhân Nguyễn Duy Quang (Ý Yên, Nam Định) liên tục cầu xin con cởi dây trói cho mình. Thoáng thấy các bác sĩ chuẩn bị thay dịch truyền, tiêm, thụt hậu môn... ông run rẩy, luống cuống và la hét: “Tránh xa tôi ra, đừng động vào tôi, tôi không làm đâu”, rồi quay sang con gái khóc lóc: “Cho bố về đi con” khiến các bác sĩ phải dùng hết sức để giữ bệnh nhân nằm yên.Những người mắc phải bệnh này đều có thời gian uống rượu lâu dài, thường từ trên 10 năm và hơn 300 ml/ngày. Sảng rượu có thể gặp phải ở bất cứ ai khi uống quá nhiều, từ người dân lao động chân tay đến lao động trí thức.Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận tới 4-5 ca sảng rượu mỗi ngày. Điều đáng nói, người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, chủ yếu ở độ tuổi 30-40 tuổi. Người bệnh thường bị chứng ảo giác và ảo thanh, chiếm khoảng 60%.Bác sĩ Phạm Bình Nguyên (Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Sau khi chữa trị bệnh nhân hoàn toàn có thể khỏi bệnh nhưng những người này thường uống rượu lại và quay về với vòng xoáy cũ”.“Tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân bị sảng rượu cao. Tuy nhiên, họ thường không tuân thủ chế độ kiêng rượu bia nên hầu hết bệnh nhân sẽ tái phát”, bác sĩ cho biết thêm.Các ảo giác, hoang tưởng sẽ hết nhưng nguy hiểm nhất nếu người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu là nguy cơ xơ gan, ung thư gan và rút ngắn khoảng cách đến cái chết.“Đi làm cả ngày nên tôi cũng không biết chồng mình uống bao nhiêu rượu, khi anh ấy hoa mắt chóng mặt, chân tay run rẩy thì gia đình đưa vào viện”, vợ của một bệnh nhân chia sẻ.“Ngày nào ông ấy cũng uống, không cho thì đánh đập, chửi bới. Đến lúc nằm vật nhà rồi vẫn gào thét đòi uống rượu” - tâm sự của một người vợ chăm chồng điều trị sảng rượu.Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á (sau Thái Lan), đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 thế giới về tỷ lệ tiêu thụ rượu bia. Điều đáng nói ở nước ta, tỷ lệ người trẻ uống rượu ở mức nguy hại ngày càng gia tăng."Một người phải nằm viện kéo theo biết bao người khác phải gồng lên lo toan chuyện khác. Vợ chăm chồng, con chăm cha, bỏ hết công việc, nhà cửa để ngày ngày như cái bóng liêu xiêu vật vờ trong bệnh viện. Những người nằm đây liệu có một lần nghĩ đến hậu quả mỗi khi nâng chén", một bác sĩ tại viện lo ngại.
Anh Ngô Văn Sở (Văn Lâm, Hưng Yên) được người nhà đưa vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng loạn thần do rượu với các biểu hiện như hoảng loạn, gào thét, không tỉnh táo, không nhận ra mọi người xung quanh...
Người bệnh ban đầu vào viện do xơ gan, xuất huyết tiêu hóa… Sau vài ngày điều trị, không được uống rượu, người bệnh bắt đầu có biểu hiện của hội chứng cai (hay còn gọi là rối loạn tâm thần do rượu), trong đó mức độ nặng nhất là sảng rượu.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân bồn chồn, mất ngủ, sau đó chân tay run lẩy bẩy, vã mồ hôi toàn thân, hoang tưởng, ảo giác, la hét, vật vã, mất hoàn toàn khả năng phối hợp các hành vi, khả năng nhận thức.
Khi đó, bác sĩ phải lấy dây vải buộc chặt tay chân họ vào giường. Có người nằm yên, có người chân tay co quắp vật vã đang nằm thì bật dậy trong trạng thái vô thức, la hét. Họ hoảng sợ luôn miệng nói nhìn thấy quái vật, chạy trốn đàn chuột khổng lồ đang đuổi theo hay rắn rết bò khắp phòng…
Bệnh nhân Nguyễn Duy Quang (Ý Yên, Nam Định) liên tục cầu xin con cởi dây trói cho mình. Thoáng thấy các bác sĩ chuẩn bị thay dịch truyền, tiêm, thụt hậu môn... ông run rẩy, luống cuống và la hét: “Tránh xa tôi ra, đừng động vào tôi, tôi không làm đâu”, rồi quay sang con gái khóc lóc: “Cho bố về đi con” khiến các bác sĩ phải dùng hết sức để giữ bệnh nhân nằm yên.
Những người mắc phải bệnh này đều có thời gian uống rượu lâu dài, thường từ trên 10 năm và hơn 300 ml/ngày. Sảng rượu có thể gặp phải ở bất cứ ai khi uống quá nhiều, từ người dân lao động chân tay đến lao động trí thức.
Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận tới 4-5 ca sảng rượu mỗi ngày. Điều đáng nói, người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, chủ yếu ở độ tuổi 30-40 tuổi. Người bệnh thường bị chứng ảo giác và ảo thanh, chiếm khoảng 60%.
Bác sĩ Phạm Bình Nguyên (Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Sau khi chữa trị bệnh nhân hoàn toàn có thể khỏi bệnh nhưng những người này thường uống rượu lại và quay về với vòng xoáy cũ”.
“Tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân bị sảng rượu cao. Tuy nhiên, họ thường không tuân thủ chế độ kiêng rượu bia nên hầu hết bệnh nhân sẽ tái phát”, bác sĩ cho biết thêm.
Các ảo giác, hoang tưởng sẽ hết nhưng nguy hiểm nhất nếu người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu là nguy cơ xơ gan, ung thư gan và rút ngắn khoảng cách đến cái chết.
“Đi làm cả ngày nên tôi cũng không biết chồng mình uống bao nhiêu rượu, khi anh ấy hoa mắt chóng mặt, chân tay run rẩy thì gia đình đưa vào viện”, vợ của một bệnh nhân chia sẻ.
“Ngày nào ông ấy cũng uống, không cho thì đánh đập, chửi bới. Đến lúc nằm vật nhà rồi vẫn gào thét đòi uống rượu” - tâm sự của một người vợ chăm chồng điều trị sảng rượu.
Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á (sau Thái Lan), đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 thế giới về tỷ lệ tiêu thụ rượu bia. Điều đáng nói ở nước ta, tỷ lệ người trẻ uống rượu ở mức nguy hại ngày càng gia tăng.
"Một người phải nằm viện kéo theo biết bao người khác phải gồng lên lo toan chuyện khác. Vợ chăm chồng, con chăm cha, bỏ hết công việc, nhà cửa để ngày ngày như cái bóng liêu xiêu vật vờ trong bệnh viện. Những người nằm đây liệu có một lần nghĩ đến hậu quả mỗi khi nâng chén", một bác sĩ tại viện lo ngại.