Nấu ăn bằng dầu dừa: Có vẻ dầu dừa đang được dùng trong tất cả mọi thứ từ ăn uống đến làm đẹp, nhưng theo chỉ dẫn gần đây nhất của Trường cao đẳng tim mạch Hoa Kỳ thì không nên dùng các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa vì gây nghẽn động mạch. Cách đây vài năm, dầu dừa chỉ được dùng cho động vật phòng thí nghiệm để gây xơ vữa động mạch. Vì chứa nhiều chất béo bão hòa nên gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Uống nước cả ngày: Việc mang theo một bình nước bên mình và uống suốt cả ngày thực tế chỉ là một trào lưu hại sức khỏe. Cơ thể con người là một bộ máy kiểm soát nước hiệu quả. Cơn khát là dấu hiệu cơ thể thiếu nước. Khi không cần nước thì thận bài tiết rất nhanh. Không phải ai cũng cần tới 8 cốc nước mỗi ngày, trừ khi bạn là vận động viên hoặc sống trong thời tiết nóng bức.Mặc dù có rất nhiều người cho rằng uống nước giúp thải độc tố trong cơ thể nhưng chưa hề có nghiên cứu nào minh chứng cho xu hướng vì sức khỏe này. Uống nước nhiều da cũng chẳng đẹp lên vì mục tiêu của nước không phải là da mặt và lượng nước cung cấp tới da mặt cũng chỉ là một phần rất rất nhỏ. Nói vậy không có nghĩa là cơ thể không cần nước vì khoảng 60-70% cơ thể là nước. Nhưng đừng quên bạn đang có sẵn một bộ máy được thiết kế tinh vi để bảo đảm bạn có đủ nước.Uống nước hầm xương để lấy chất dinh dưỡng: Đối với những người quan tâm đến dinh dưỡng thì nước hầm xương rất phổ biến. Nước hầm xương được quảng cáo là hỗ trợ tiêu hóa, tăng miễn dịch và là một chất chữa lành rất tốt nhưng sự thực vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Ngược lại, một nghiên cứu từ 2013 đã cho thấy xương thịt có thể có chứa kim loại nặng và nước hầm xương có thể gây nhiễm độc chì.Uống nhiều nước hoa quả hay sinh tố: Dù là nước quả đóng hộp hay nước quả tươi thì đều chứa rất nhiều đường. Trong 500ml nước quả ép nguyên chất có thể chứa tới 40-50g đường, tương đương với 10-12 thìa đường.Đặt mục tiêu giảm cân cụ thể: Điều này là hoàn toàn không nên vì chỉ khiến bạn giảm cân không hiệu quả. Giảm cân là một quá trình dài, đều đặn. Nếu có cũng chỉ nên đặt mục tiêu nhỏ, có thể đạt được và cụ thể, chẳng hạn như “tôi cần đi bộ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút”. Không ăn vặt sau bữa tối: Ăn vặt sau bữa tối không phải điều gì quá to tát như nhiều người vẫn tưởng. Ngược lại, trào lưu sức khỏe này còn có thể có tác dụng tốt nếu ăn ít và chọn đúng đồ ăn. Điều này có nghĩa là cần tránh xa những đồ ăn có nhiều muối, nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều tinh bột mà nên lựa chọn thông minh hơn như ăn một quả táo nhỏ, một ít phô mai, sữa chua, sữa ít béo… Đối với những người bị tiểu đường, ăn vặt sau bữa tối còn giúp kiểm soát đường huyết tốt, ngủ ngon.
Nấu ăn bằng dầu dừa: Có vẻ dầu dừa đang được dùng trong tất cả mọi thứ từ ăn uống đến làm đẹp, nhưng theo chỉ dẫn gần đây nhất của Trường cao đẳng tim mạch Hoa Kỳ thì không nên dùng các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa vì gây nghẽn động mạch. Cách đây vài năm, dầu dừa chỉ được dùng cho động vật phòng thí nghiệm để gây xơ vữa động mạch. Vì chứa nhiều chất béo bão hòa nên gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Uống nước cả ngày: Việc mang theo một bình nước bên mình và uống suốt cả ngày thực tế chỉ là một trào lưu hại sức khỏe. Cơ thể con người là một bộ máy kiểm soát nước hiệu quả. Cơn khát là dấu hiệu cơ thể thiếu nước. Khi không cần nước thì thận bài tiết rất nhanh. Không phải ai cũng cần tới 8 cốc nước mỗi ngày, trừ khi bạn là vận động viên hoặc sống trong thời tiết nóng bức.
Mặc dù có rất nhiều người cho rằng uống nước giúp thải độc tố trong cơ thể nhưng chưa hề có nghiên cứu nào minh chứng cho xu hướng vì sức khỏe này. Uống nước nhiều da cũng chẳng đẹp lên vì mục tiêu của nước không phải là da mặt và lượng nước cung cấp tới da mặt cũng chỉ là một phần rất rất nhỏ. Nói vậy không có nghĩa là cơ thể không cần nước vì khoảng 60-70% cơ thể là nước. Nhưng đừng quên bạn đang có sẵn một bộ máy được thiết kế tinh vi để bảo đảm bạn có đủ nước.
Uống nước hầm xương để lấy chất dinh dưỡng: Đối với những người quan tâm đến dinh dưỡng thì nước hầm xương rất phổ biến. Nước hầm xương được quảng cáo là hỗ trợ tiêu hóa, tăng miễn dịch và là một chất chữa lành rất tốt nhưng sự thực vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Ngược lại, một nghiên cứu từ 2013 đã cho thấy xương thịt có thể có chứa kim loại nặng và nước hầm xương có thể gây nhiễm độc chì.
Uống nhiều nước hoa quả hay sinh tố: Dù là nước quả đóng hộp hay nước quả tươi thì đều chứa rất nhiều đường. Trong 500ml nước quả ép nguyên chất có thể chứa tới 40-50g đường, tương đương với 10-12 thìa đường.
Đặt mục tiêu giảm cân cụ thể: Điều này là hoàn toàn không nên vì chỉ khiến bạn giảm cân không hiệu quả. Giảm cân là một quá trình dài, đều đặn. Nếu có cũng chỉ nên đặt mục tiêu nhỏ, có thể đạt được và cụ thể, chẳng hạn như “tôi cần đi bộ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút”.
Không ăn vặt sau bữa tối: Ăn vặt sau bữa tối không phải điều gì quá to tát như nhiều người vẫn tưởng. Ngược lại, trào lưu sức khỏe này còn có thể có tác dụng tốt nếu ăn ít và chọn đúng đồ ăn. Điều này có nghĩa là cần tránh xa những đồ ăn có nhiều muối, nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều tinh bột mà nên lựa chọn thông minh hơn như ăn một quả táo nhỏ, một ít phô mai, sữa chua, sữa ít béo… Đối với những người bị tiểu đường, ăn vặt sau bữa tối còn giúp kiểm soát đường huyết tốt, ngủ ngon.