Những ngày cuối năm, gia đình nào cũng tất bật chuẩn bị những món ăn truyền thống, các món ngon để làm mâm cơm cùng nhau quây quần, tụ họp sau những tháng ngày lao động mệt nhọc.
Tuy nhiên, các món ăn nào có lợi cho sức khỏe, những thực phẩm nào có thể kết hợp với nhau để không gây ảnh hưởng sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Dưới đây là những loại thực phẩm "đại kỵ" với nhau phổ biến trong mâm cỗ Tết thường có.
Những thực phẩm kỵ thịt gà
Thịt gà là món ăn chủ yếu trong mâm cỗ ngày tết, không những thế, thịt gà còn được dùng để cúng trong đêm giao thừa và dùng chế biến thành rất nhiều món ăn khác.
Tuy nhiên, chỉ cần một chút sơ ý khi phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng có thể làm mất giá trị dinh dưỡng của món ăn hoặc gây hậu quả đáng tiếc.
Tỏi, rau cải và hành sống
Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm). Tuy nhiên, tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
Vì vậy, khi nấu thịt gà chúng ta không nên phối hợp với rau cải, hành sống, tỏi.
Muối vừng và kinh giới
Những thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp trong mâm cỗ Tết- Ảnh 1.
Thịt gà ăn cùng kinh giới gây chóng mặt, ù tai, ngứa ngáy…
Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Trong khi đó, vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong. Kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.
Do vậy, khi kết hợp gà với muối vừng và kinh giới sẽ gây ảnh hưởng đến can phong, sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc cả người run rẩy, ngứa ngáy…
Tuy nhiên, trong một số nhà hàng, chúng ta thấy thịt gà xé phay thường được trộn với các loại rau thơm, lạc, muối vừng… là không phù hợp và không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta sẽ không lặp lại các sai lầm này.
Cơm nếp
Theo danh y An Nhân, cơm nếp có vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít).
Do vậy, ta cũng không nên ăn thịt gà và cơm nếp nhiều cùng một lúc.
Cá chép
Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng đau bụng, khó chịu anh ách.
Cá chép bổ là thế nhưng khi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn đến đau bụng.
Vì vậy chỉ ăn cá chép với dưa (om dưa) hoặc rán, nấu canh chua… sẽ tốt cho sức khỏe.
Tôm
Tôm và gà đều là cam ôn cả hai tính dễ động phong. Vì vậy, ăn gà lẫn tôm sẽ sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người (cách khắc phục nấu nước kinh giới uống).
Những thực phẩm không nên ăn với thịt lợn
Thịt bò
Thịt lợn tính hàn còn thịt bò mang tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Vì vậy, khi đã ăn thịt lợn thì không nên kết hợp với thịt bò.
Gan
Gan là một món ăn bổ dưỡng. Trước đây, gan được chiết xuất thành philatop (thuốc bổ) và là thực đơn của các phi công.
Tuy nhiên, xưa có câu: "Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu". Vì vậy, khi ăn thịt lợn không nên kết hợp với gan (mùi vị món ăn không thơm ngon).
Gan kết hợp với thịt lợn dẫn đến não tâm hư khí
Rau thơm
Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí. Vì vậy sẽ dẫn đến tương khắc. Chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp.
Vì vậy, khi sử dụng thịt lợn để chế biến các món ăn, tốt nhất chỉ sử dụng hành lá thông thường.
Những thực phẩm không ăn cùng thịt bò
Thủy sản
Thịt bò và thủy sản không nên kết hợp với nhau vì thành phần dinh dưỡng có thể gây phản ứng với nhau.
Trong thịt bò chứa nhiều phosphor rất cần cho việc hình thành xương trong thủy sản lại giàu calci và magie.
Vì vậy khi dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này không những cản trở hấp thu phosphor mà còn làm giảm tốc độ hấp thu calci.
Thủy sản ăn với thịt bò tạo sự kết tủa muối không tốt cho sức khỏe
Đậu nành
Đậu nành thuộc nhóm có nhiều purin (nguyên nhân tạo ra acid uric) gây ra bệnh gout. Tương tự, thịt bò cũng chứa nhiều purin tạo ra nhiều uric.
Vì vậy khi ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo nên sự cộng hưởng làm tăng cường acid uric gây cơn đau khớp. Đối với bệnh nhân gout thì đây là sự kết hợp vô cùng nguy hiểm.
Đậu đen
Thịt bò giàu chất sắt thường được dùng để bổ máu, nhưng khi ăn cùng đậu đen sắt sẽ bị giảm hấp thu một cách nghiêm trọng (trong đậu đen rất giàu chất xơ thô, to khiến giảm hấp thu sắt).
Vì vậy, khi đã ăn thịt bò mà thèm một cốc chè đỗ đen… thì cần cách nhau 4h để đảm bảo tác dụng của thịt bò giảm thiểu tác hại của đỗ đen đối với chất sắt.
Các món ăn kỵ nhau điển hình
Gan lợn và giá đỗ: Gan lợn chứa đồng, khi bạn xào chung với giá đỗ dễ gây mất chất
Gan động vật và cà rốt, rau cần: Phần lớn trong gan động vật chứa đồng và sắt có thể gây oxy hóa với các loại vitamin vốn có trong rau củ. Hơn nữa, rau củ như cần tây và cà rốt còn chứa cellulose và axit oxalic ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt diễn ra trong cơ thể. (Ảnh minh họa)
Dưa leo và cà chua: Nhiều người hay kết hợp giữa việc dùng cà chua với dưa leo, đây là thói quen không tốt. Vì cà chua chứa nhiều vitamin C, trong khi dưa leo lại chứa men có thể phân giải hàm lượng vitamin C vốn có của cà chua. Điều này sẽ khiến cho cơ thể giảm bớt đi sự hấp thụ vitamin C có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Sữa đậu nành và trứng gà: Sữa đậu nành chứa men protidaza gây ức chế sự hoạt động của protein vốn có trong trứng gà, dẫn đến việc cản trở quá trình tiêu hóa cũng như gây chứng đầy bụng khó tiêu sau khi ăn. (Ảnh minh họa)
Thịt dê và nước chè: Sau khi dùng thịt dê, thịt chó thì bạn không nên uống nước chè (trà) vì dễ tạo thành chất tannalbin gây se niêm mạc ruột, dẫn đến việc táo bón, thậm chí làm tăng khả năng nguy cơ mắc bệnh ung thư. (Ảnh minh họa)
Động vật có vỏ và thực phẩm chứa vitamin C: Các loại động vật có lớp vỏ và sống dưới nước như nghêu sò, tôm thì nên hạn chế dùng với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Sự kết hợp giữa hai nhóm thực phẩm này sẽ khiến cho cơ thể tích lũy thạch tín (asen), dễ gây tử vong.
Cà chua và khoai lang, khoai tây: Cà chua chứa nhiều chất toan (còn gọi là chất chua), khi kết hợp với các loại khoai như khoai tây, khoai lang sẽ khiến cho dạ dày chứa một số chất gây khó tiêu, dẫn đến việc đau bụng cũng như các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác.
Đậu hũ và hành: Đậu hũ chứa nhiều canxi, trong khi hành lại chứa axit oxalic, nên khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ dễ tạo ra kết tủa oxalic canxi, gây khó tiêu hóa.