Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi bệnh viêm kết mạc, nó lây lan nhanh và dễ phát thành dịch nên khi có người mắc bệnh mà đang ở trong cộng đồng đông người như công sở làm việc, trường học, bệnh viện, những nơi công cộng có mật độ dân cư đông thì nên nghỉ ở nhà để tránh lây lan cho cộng đồng xung quanh.
Ngoài ra, người bị đau mắt đỏ cũng cần lưu ý không ăn những thực phẩm sau:
Những thực phẩm gây dị ứng
Không dễ để tìm ra thực phẩm gây dị ứng, có một số trường hợp do việc tiêu thụ mỡ động vật quá nhiều, hoặc sử dụng kháng sinh bừa bãi cũng là nguyên nhân. Mỡ động vật chứa nhiều chất béo no, không những không tốt cho mắt khi sử dụng nhiều mà còn không tốt cho tim, não, máu hay qúa trình chuyển hóa, cho nên bạn nên sử dụng dầu mỡ thực vật nhiều hơn.
Sử dụng kháng sinh bừa bãi cũng gậy ra rất nhiều tổn hại cho cơ thể, nếu khi gây dị ứng ban đầu không kiểm tra có thể dẫn đến viêm loét miệng, da, giác mạc…
Các loại hải sản tanh là thực phẩm kiêng kị với người bị đau mắt đỏ. Ảnh minh họa
Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt, vì vậy kiêng các gia vị cay, nóng, các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ hay thịt chó… dễ gây cảm giác nóng, rát cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên khi bị bệnh đau mắt đỏ bạn không nên ăn các chất tanh của hải sản như: cá, mực, tôm, cua.... vì những thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng đau mắt đỏ của bạn ngày càng nghiêm trọng, nặng nề hơn. Vì vậy, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì bạn cũng cần phải có chế độ ăn uống phù hợp.
Các thực phẩm người đau mắt đỏ nên ăn
Dù trong đông y hay tây y thì khi cơ thể có bệnh, việc quan trọng là dinh dưỡng đầy đủ, tang sức đề kháng vượt qua bệnh tật. cần bổ xung vitamin A, B12, C, D… cho mắt bằng các loại thực phẩm phong phú khác nhau: Cà rốt,các thực phẩm có màu tương tự, khoai lang, khoai tây… : giàu tiền tố benta-carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh.
Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau cải cũng rất tốt cho người bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, tốt nhất không nên ăn rau muống vì có thể khiến mắt khó chịu.
Thịt nạc và các loại rau quả giúp mắt sáng và khỏe mạnh. Ảnh minh họa
Đặc biệt, khi đang mắc bệnh, việc bổ xung vitamin C kịp thời là vô cùng quan trọng. Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật. Cơ thể cần một lượng khá lớn vitamin C. Dâu tây, hạnh nhân là các loại thực phẩm giàu loại vitamin này, chỉ cần khoảng60g hạnh nhân mỗi ngày có thể cung cấp tương đối lượng vitamin cần thiết. Nhưng nếu bạn di ứng với hạnh nhân thì hãy bổ sung bằng các thực phẩm khác.
Các loại thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, gan lợn…cũng rất tốt cho mắt. Ngoài ra, đừng quên uống 6-8 ly nước/ ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.
Chế độ ăn nên đầy đủ dinh dưỡng, bất kỳ một chất nào cũng có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng không những tốt cho người đau mắt đỏ mà còn có tác dụng lâu dài. Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc (một biến chứng nặng hơn) không phải trường hợp nặng, thậm chí có thể tự khỏi, nếu bạn có chế độ ăn hợp lý sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị.