Thói quen ăn uống
Ăn nhiều đường cũng không giúp ích được gì; vi khuẩn tự nhiên trong miệng sẽ sinh sôi nhờ lượng đường cao, hình thành nhiều mảng bám trên răng và nướu.
Ăn quá nhiều chất béo sẽ làm tăng tải trọng trên lá lách và dạ dày, sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các cơ quan này.
Thường xuyên ăn các món ăn, thực phẩm gây mùi như tỏi, hành, cần tây, nước tương…
Chế độ ăn giảm carbonhydrate có thể tăng gấp đôi nguy cơ hôi miệng vì cơ thể tăng tiết amoniac để cố gắng chuyển hóa thức ăn. Những ai hay nhịn ăn hoặc ăn quá nhanh thường lại có nguy cơ kiểu khác: động tác nhai kích thích tiết nước bọt, giúp miệng khỏi bị khô và có mùi hôi. Khi bạn không ăn trong thời gian dài, hơi thở bạn bắt đầu có mùi.
Thở bằng đường miệng
Khô miệng cũng ảnh hưởng đến những người hay thở qua miệng, khiến họ rơi vào tình trạng hôi miệng không mong muốn. Theo đó thở bằng miệng sẽ khiến nước bọt của bạn bốc hơi làm giảm khả năng làm sạch miệng bằng nước bọt.
Do nước bọt có tính acid nhẹ nên có thể giảm đi số lượng các loại vi khuẩn gây hôi miệng. Khi thiếu nước bọt cũng như “vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm”, vi khuẩn gây hôi miệng thừa nước đục thả câu, quậy tới bến. Nước miếng cũng có tác dụng ôxy hóa miệng, làm cho hơi thở được trong lành một cách tự nhiên.
Hút thuốc lá
Khi nói tới những thói quen có thể gây hôi miệng, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu. Chỉ riêng động tác hút thuốc, chưa kể đến những nguy cơ cho sức khỏe, cũng đủ để miệng bạn có mùi vị như cái gạt tàn thuốc bởi vì thuốc lá có mùi rất mạnh và dường như mùi hôi khó chịu này bám vào mọi thứ xung quanh nó, bao gồm cả trong miệng và hơi thở của bạn.
Khi hút thuốc quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng giảm sự tiết nước bọt gây ra khô miệng làm mất đi tác dụng làm sạch miệng bằng nước bọt.
Vệ sinh răng miệng qua loa
Việc vệ sinh răng miệng không tốt hàng ngày, thức ăn giắt nhét lại tại các kẽ răng, mảng bám, cao răng hình thành nhiều, xâm nhập dưới nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếm khi phát triển, phân hủy thức ăn tạo mùi khó chịu.
*Những điều nên chú ý khi bị hôi miệng do những nguyên nhân trên
Đầu tiên, hãy duy trì việc vệ sinh răng miệng thật cẩn thận
Nếu bạn bình thường, bạn sẽ không chắc là mình sẽ để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Nhưng khi bạn có chứng hôi miệng, nhất định phải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng sau mỗi bữa ăn, ăn bất kỳ thức ăn gì đều phải uống nước sau đó cho sạch miệng.
Nếu không, dư lượng của thực phẩm thừa trong khoang miệng sẽ để lại đủ chỗ cho vi khuẩn tồn tại, thậm chí sản sinh vi khuẩn mới. Những thức ăn thừa tạo ra các phản ứng hóa học với các chất có tính axit trong nước bọt ở khoang miệng trong một thời gian dài và tạo ra mùi hôi.
Thứ hai, hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo – ngọt – đậm mùi và nhầy nhờn
Thích ăn thịt là thói quen của nhiều người do hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nhưng nếu ăn thịt quá nhiều cùng lúc có thể dẫn tới chứng hôi miệng, luôn luôn có mùi khó chịu trong hơi thở.
Không ai cấm bạn ăn thịt hay thói quen ăn nhiều thịt, nhưng lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe dành cho bạn là không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm tăng nguy cơ gây hôi miệng do tồn dư thịt dính trong răng miệng tạo ra vi khuẩn, thịt khiến dạ dày hoạt động quá tải cũng tạo ra mùi hôi.