Nếu thường xuyên nói chuyện điện thoại và tình cờ bạn thấy bị nổi mụn một bên mặt thì có thể nguyên nhân gây mụn chính là điện thoại di động. Khi sờ vào điện thoại, vi khuẩn trên tay sẽ được truyền sang điện thoại, chưa kể những phân tử chất thải dính từ nhà vệ sinh vào điện thoại do thói quen dùng điện thoại trong nhà vệ sinh. Do vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ điện thoại. Khi cơ thể thiếu vitamin D thì hệ miễn dịch cũng bị yếu theo, nghĩa là vi khuẩn dễ xâm nhập cơ thể hơn, trong đó có vi khuẩn gây mụn. Thường thì vi khuẩn tốt cho đường ruột probiotics sẽ làm giảm mụn thay vì gây mụn. Nhưng nếu hệ tiêu hóa đang bị rối loạn và bạn bổ sung thêm probiotics thì vi khuẩn trong ruột sẽ bị rối loạn thêm và thể hiện lên trên da dưới dạng đốm mụn. Kim loại có trong nước có thể làm da bị oxy hóa, mất cân bằng pH trên da khiến lớp da ngoài cùng bị tổn thương và mọc mụn. Ngoài ra một số kim loại và khoáng chất có thể bị lưu lại trên da, khi trộn lẫn với mồ hôi, vi khuẩn và dầu tạo thành mụn. Nếu uống quá nhiều cà phê thì cà phê làm tăng độ axit của da dẫn đến mất cân bằng pH, gây viêm da ở một số vùng, nhất là vùng xung quanh miệng. Dù xem tivi hay dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ thì ánh sáng từ thiết bị này cũng khiến bạn khó ngủ, từ đó khiến hệ miễn dịch bị suy yếu và tâm trí căng thẳng. Nếu bạn nản lòng vì những sản phẩm dưỡng da hay làm đẹp không đạt được hiệu quả như mong muốn thì cần cho chúng thêm ít thời gian. Thay đổi sản phẩm dưỡng da quá thường xuyên không chỉ không thấy được hiệu quả của sản phẩm đó mà còn dẫn đến bị mụn do bị mất cân bằng pH khi sử dụng quá nhiều thành phần trong một thời gian ngắn. Nếu thấy da nổi mụn vào mùa hè nhiều hơn những mùa khác trong năm thì có thể thủ phạm chính là kem chống nắng, nhất là kem chống nắng có chứa avobenzone, khiến da bị kích ứng và viêm. Người có da mụn nên dùng kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học. (Nguồn ảnh: Cosmo)
Nếu thường xuyên nói chuyện điện thoại và tình cờ bạn thấy bị nổi mụn một bên mặt thì có thể nguyên nhân gây mụn chính là điện thoại di động. Khi sờ vào điện thoại, vi khuẩn trên tay sẽ được truyền sang điện thoại, chưa kể những phân tử chất thải dính từ nhà vệ sinh vào điện thoại do thói quen dùng điện thoại trong nhà vệ sinh. Do vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ điện thoại.
Khi cơ thể thiếu vitamin D thì hệ miễn dịch cũng bị yếu theo, nghĩa là vi khuẩn dễ xâm nhập cơ thể hơn, trong đó có vi khuẩn gây mụn.
Thường thì vi khuẩn tốt cho đường ruột probiotics sẽ làm giảm mụn thay vì gây mụn. Nhưng nếu hệ tiêu hóa đang bị rối loạn và bạn bổ sung thêm probiotics thì vi khuẩn trong ruột sẽ bị rối loạn thêm và thể hiện lên trên da dưới dạng đốm mụn.
Kim loại có trong nước có thể làm da bị oxy hóa, mất cân bằng pH trên da khiến lớp da ngoài cùng bị tổn thương và mọc mụn. Ngoài ra một số kim loại và khoáng chất có thể bị lưu lại trên da, khi trộn lẫn với mồ hôi, vi khuẩn và dầu tạo thành mụn.
Nếu uống quá nhiều cà phê thì cà phê làm tăng độ axit của da dẫn đến mất cân bằng pH, gây viêm da ở một số vùng, nhất là vùng xung quanh miệng.
Dù xem tivi hay dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ thì ánh sáng từ thiết bị này cũng khiến bạn khó ngủ, từ đó khiến hệ miễn dịch bị suy yếu và tâm trí căng thẳng.
Nếu bạn nản lòng vì những sản phẩm dưỡng da hay làm đẹp không đạt được hiệu quả như mong muốn thì cần cho chúng thêm ít thời gian. Thay đổi sản phẩm dưỡng da quá thường xuyên không chỉ không thấy được hiệu quả của sản phẩm đó mà còn dẫn đến bị mụn do bị mất cân bằng pH khi sử dụng quá nhiều thành phần trong một thời gian ngắn.
Nếu thấy da nổi mụn vào mùa hè nhiều hơn những mùa khác trong năm thì có thể thủ phạm chính là kem chống nắng, nhất là kem chống nắng có chứa avobenzone, khiến da bị kích ứng và viêm. Người có da mụn nên dùng kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học. (Nguồn ảnh: Cosmo)