Tai nạn tại nhà: Mỗi năm số người phải đi bệnh viện vì các chấn thương vào Giáng sinh không hề nhỏ, nhẹ thì đứt tay, nặng thì điện giật do đèn điện hoặc té ngã do treo các loại đồ trang trí. Hỏa hoạn tại nhà: Lễ Giáng sinh không thể thiếu đèn nhấp nháy hoặc nến nhưng cả hai đều có thể gây hỏa hoạn. Lời khuyên để tránh xảy ra cháy nổ là không treo các đồ trang trí gần các loại đèn, rút dây đèn trang trí trước khi đi ngủ. Cẩn trọng với các ổ cắm và không bao giờ để nến cháy mà không có sự chú ý. Cảm lạnh và sổ mũi: Thức khuya, uống rượu, tiệc tùng...chính là lúc các loại vi rút và cảm lạnh dễ xâm nhập cơ thể. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu những người xung quanh cũng đang hắt hơi sổ mũi, hãy mua và uống ngay thuốc chống cảm cúm để bảo vệ bản thân.Ngoài việc làm hỏng lễ Giáng sinh thì bệnh cúm còn có thể gây biến chứng đối với những người bị bệnh kinh niên như hen suyễn, tiểu đường, tim mạch.Hen suyễn: Tháng 12 là khoảng thời gian mà khắp nơi đâu cũng có những tác nhân ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thời tiết lạnh, căng thẳng, mùi hương từ các loại nến thơm. Thậm chí cây thông Noel cũng có thể gây nguy hiểm cho người bị hen suyễn vì là nơi trú ngụ của các bào tử nấm mốc. Nhiều người quá coi thường những nguy cơ đối với sức khỏe trong lễ Giáng sinh mà không trữ sẵn thuốc trong nhà. Vì vậy cần kiểm tra lại hạn sử dụng của các loại thuốc sẵn có như thuốc nhỏ mắt, thuốc đường ruột và đừng quên các dụng cụ sơ cứu.Giáng sinh cũng là khoảng thời gian mà nhiệt độ giảm sâu khiến mạch máu thu hẹp lại, máu đặc hơn và dễ nghẽn mạch máu, nguy cơ bị đau tim tăng lên. Những người bị các bệnh phổi như khí thũng hoặc viêm phổi mãn tính cũng cần hết sức cẩn trọng với thay đổi nhiệt độ. Ngộ độc thực phẩm: Đây là nguy cơ rất rõ ràng trong các mùa lễ hội vì thức ăn lạ hoặc thức ăn chế biến số lượng lớn khó giữ vệ sinh. Vì vậy cần tránh không tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh, kiểm tra kỹ đồ ăn trước khi ăn, rửa tay sạch sau khi sơ chế...Nhiệt miệng, nổi mụn là tình trạng dễ gặp phải khi căng thẳng, mệt mỏi và điều này không hay ho gì với những người thích ăn uống, tiệc tùng, chụp ảnh...Hãy thử dùng các loại thuốc dạng bôi có chứa cam thảo để làm giảm nhiệt miệng. Khó ai tránh khỏi việc uống vài ly rượu vào những ngày vui. Tuy nhiên nếu phải uống thì nên chọn các loại rượu có màu sáng như vodka hoặc vang trắng thay vì vang đỏ hoặc whiskey vì rượu màu có chứa những chất hóa học gây say lâu. Trước khi uống rượu, tốt nhất là nên ăn lót dạ một số loại tinh bột, chất đạm và chất béo như bánh mì sandwich. Khi uống rượu nhớ uống kèm theo nước lọc hoặc nước hoa quả. Thay đổi thói quen ăn uống vào dịp lễ cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bị bệnh tiểu đường như đường huyết xuống thấp quá hoặc lên cao quá. Ngoài kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn mọi ngày thì giữ cơ thể ở trạng thái năng động cũng có tác dụng kiểm soát đường huyết đồng thời chú ý không nhịn đói quá lâu, không uống rượu khi chưa ăn và luôn mang theo thuốc bên người.
Tai nạn tại nhà: Mỗi năm số người phải đi bệnh viện vì các chấn thương vào Giáng sinh không hề nhỏ, nhẹ thì đứt tay, nặng thì điện giật do đèn điện hoặc té ngã do treo các loại đồ trang trí.
Hỏa hoạn tại nhà: Lễ Giáng sinh không thể thiếu đèn nhấp nháy hoặc nến nhưng cả hai đều có thể gây hỏa hoạn. Lời khuyên để tránh xảy ra cháy nổ là không treo các đồ trang trí gần các loại đèn, rút dây đèn trang trí trước khi đi ngủ. Cẩn trọng với các ổ cắm và không bao giờ để nến cháy mà không có sự chú ý.
Cảm lạnh và sổ mũi: Thức khuya, uống rượu, tiệc tùng...chính là lúc các loại vi rút và cảm lạnh dễ xâm nhập cơ thể. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu những người xung quanh cũng đang hắt hơi sổ mũi, hãy mua và uống ngay thuốc chống cảm cúm để bảo vệ bản thân.
Ngoài việc làm hỏng lễ Giáng sinh thì bệnh cúm còn có thể gây biến chứng đối với những người bị bệnh kinh niên như hen suyễn, tiểu đường, tim mạch.
Hen suyễn: Tháng 12 là khoảng thời gian mà khắp nơi đâu cũng có những tác nhân ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thời tiết lạnh, căng thẳng, mùi hương từ các loại nến thơm. Thậm chí cây thông Noel cũng có thể gây nguy hiểm cho người bị hen suyễn vì là nơi trú ngụ của các bào tử nấm mốc.
Nhiều người quá coi thường những nguy cơ đối với sức khỏe trong lễ Giáng sinh mà không trữ sẵn thuốc trong nhà. Vì vậy cần kiểm tra lại hạn sử dụng của các loại thuốc sẵn có như thuốc nhỏ mắt, thuốc đường ruột và đừng quên các dụng cụ sơ cứu.
Giáng sinh cũng là khoảng thời gian mà nhiệt độ giảm sâu khiến mạch máu thu hẹp lại, máu đặc hơn và dễ nghẽn mạch máu, nguy cơ bị đau tim tăng lên. Những người bị các bệnh phổi như khí thũng hoặc viêm phổi mãn tính cũng cần hết sức cẩn trọng với thay đổi nhiệt độ.
Ngộ độc thực phẩm: Đây là nguy cơ rất rõ ràng trong các mùa lễ hội vì thức ăn lạ hoặc thức ăn chế biến số lượng lớn khó giữ vệ sinh. Vì vậy cần tránh không tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh, kiểm tra kỹ đồ ăn trước khi ăn, rửa tay sạch sau khi sơ chế...
Nhiệt miệng, nổi mụn là tình trạng dễ gặp phải khi căng thẳng, mệt mỏi và điều này không hay ho gì với những người thích ăn uống, tiệc tùng, chụp ảnh...Hãy thử dùng các loại thuốc dạng bôi có chứa cam thảo để làm giảm nhiệt miệng.
Khó ai tránh khỏi việc uống vài ly rượu vào những ngày vui. Tuy nhiên nếu phải uống thì nên chọn các loại rượu có màu sáng như vodka hoặc vang trắng thay vì vang đỏ hoặc whiskey vì rượu màu có chứa những chất hóa học gây say lâu. Trước khi uống rượu, tốt nhất là nên ăn lót dạ một số loại tinh bột, chất đạm và chất béo như bánh mì sandwich. Khi uống rượu nhớ uống kèm theo nước lọc hoặc nước hoa quả.
Thay đổi thói quen ăn uống vào dịp lễ cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bị bệnh tiểu đường như đường huyết xuống thấp quá hoặc lên cao quá. Ngoài kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn mọi ngày thì giữ cơ thể ở trạng thái năng động cũng có tác dụng kiểm soát đường huyết đồng thời chú ý không nhịn đói quá lâu, không uống rượu khi chưa ăn và luôn mang theo thuốc bên người.