Mới đây, thông tin một cô gái sinh năm 1994 được đưa vào cấp cứu tại Khoa Thần kinh, tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội nghi do hít bóng cười sau vài tiếng đồng hồ. Bệnh nhân khi cấp cứu bị co giật, mất ý thức, tay chân không còn cảm giác. Nguyên nhân chính là số lượng khí N2O đưa vào cơ thể liên tục trong thời gian ngắn, thần kinh bị ức chế, áp suất máu lên cao dẫn tới đột quỵ dạng nhẹ. Tuy nhiên, các bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai cho biết, đây là thông tin không chính xác. (Ảnh: Dân việt) Thực tế, đã có nhiều trường hợp trên thế giới gặp tai nạn bất đắc dĩ do hít bóng cười. Năm 2012, nạn nhân người Anh Joseph Bennet bị đau tim và hỏng não sau khi hít khí cười cùng với bạn bè. Joe bị hôn mê trong bệnh viện mất 4 tuần và không bao giờ có thể tỉnh lại được. (Ảnh: Sussex)Nam sinh 18 tuổi thường được gọi là Ally Calvert đã tham gia một bữa tiệc với khoảng 20 người bạn khác. Trên đường trở về nhà, Ally bỗng bị đổ gục xuống ngay gần cổng nhà và bị ngừng tim. Các nhân viên y tế và cả cảnh sát đã phong tỏa hiện trường để cứu sống nạn nhân nhưng không kịp. Nguyên nhân cái chết được cho là do uống rượu và hít khí cười ở buổi tiệc. (Ảnh: Mirror)Cũng vào năm 2015, một nạn nhân người Anh khác bị phát hiện đã chết trong nhà. Trước đó thanh niên 22 tuổi tên Aaron Dunford này đã thường xuyên hít khí cười đến nỗi quá yếu không thể tự mình đi xuống cầu thang. Khi khám xét trong nhà, cảnh sát đã tìm thấy hơn 200 ống đựng khí cười đã dùng hết. (Ảnh: Telegraph) Vào giữa năm 2016, một bệnh viện tại Australia đã gây nên cái chết của 1 em bé sơ sinh và 1 em bé khác suýt chết chỉ vì nhân viên y tế lắp nhầm bình khí cười thay vì oxy. Khí cười, tên hóa học là nitrous oxide vẫn được dùng trong bệnh viện để giảm đau nhưng chỉ một sai sót nhỏ của nhân viên y tế hoặc sai sót trong khâu lắp đặt là hậu quả sẽ không thể khắc phục được vì nhìn bề ngoài thì bình oxy với bình khí cười chỉ khác nhau ở nhãn hiệu. (Ảnh: Sydney Herald)Nạn nhân của trò hít bóng cười mới đây nhất trên thế giới là một nam sinh 18 tuổi người Singapore. Theo chia sẻ từ bạn học, sau khi hít bóng cười, nam sinh này đã vui cười không ngớt và nhảy nhót điên cuồng. Cậu ngồi vắt vảo trên ban công và hướng tay ra phía ngoài. Do bất cẩn, tay cậu bị trượt khỏi lan can và rơi xuống đất tử vong. (Ảnh: straighst)Ngoài các trường hợp tử vong thì thế giới cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp những người hít bóng cười gây tai nạn cho chính mình hoặc cho người khác, trong đó có cả tai nạn tại nhà và tai nạn giao thông. Dù không cố ý nhưng những người này sau đó đều bị đi tù. (Ảnh: thetab)
Mới đây, thông tin một cô gái sinh năm 1994 được đưa vào cấp cứu tại Khoa Thần kinh, tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội nghi do hít bóng cười sau vài tiếng đồng hồ. Bệnh nhân khi cấp cứu bị co giật, mất ý thức, tay chân không còn cảm giác. Nguyên nhân chính là số lượng khí N2O đưa vào cơ thể liên tục trong thời gian ngắn, thần kinh bị ức chế, áp suất máu lên cao dẫn tới đột quỵ dạng nhẹ. Tuy nhiên, các bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai cho biết, đây là thông tin không chính xác. (Ảnh: Dân việt)
Thực tế, đã có nhiều trường hợp trên thế giới gặp tai nạn bất đắc dĩ do hít bóng cười. Năm 2012, nạn nhân người Anh Joseph Bennet bị đau tim và hỏng não sau khi hít khí cười cùng với bạn bè. Joe bị hôn mê trong bệnh viện mất 4 tuần và không bao giờ có thể tỉnh lại được. (Ảnh: Sussex)
Nam sinh 18 tuổi thường được gọi là Ally Calvert đã tham gia một bữa tiệc với khoảng 20 người bạn khác. Trên đường trở về nhà, Ally bỗng bị đổ gục xuống ngay gần cổng nhà và bị ngừng tim. Các nhân viên y tế và cả cảnh sát đã phong tỏa hiện trường để cứu sống nạn nhân nhưng không kịp. Nguyên nhân cái chết được cho là do uống rượu và hít khí cười ở buổi tiệc. (Ảnh: Mirror)
Cũng vào năm 2015, một nạn nhân người Anh khác bị phát hiện đã chết trong nhà. Trước đó thanh niên 22 tuổi tên Aaron Dunford này đã thường xuyên hít khí cười đến nỗi quá yếu không thể tự mình đi xuống cầu thang. Khi khám xét trong nhà, cảnh sát đã tìm thấy hơn 200 ống đựng khí cười đã dùng hết. (Ảnh: Telegraph)
Vào giữa năm 2016, một bệnh viện tại Australia đã gây nên cái chết của 1 em bé sơ sinh và 1 em bé khác suýt chết chỉ vì nhân viên y tế lắp nhầm bình khí cười thay vì oxy. Khí cười, tên hóa học là nitrous oxide vẫn được dùng trong bệnh viện để giảm đau nhưng chỉ một sai sót nhỏ của nhân viên y tế hoặc sai sót trong khâu lắp đặt là hậu quả sẽ không thể khắc phục được vì nhìn bề ngoài thì bình oxy với bình khí cười chỉ khác nhau ở nhãn hiệu. (Ảnh: Sydney Herald)
Nạn nhân của trò hít bóng cười mới đây nhất trên thế giới là một nam sinh 18 tuổi người Singapore. Theo chia sẻ từ bạn học, sau khi hít bóng cười, nam sinh này đã vui cười không ngớt và nhảy nhót điên cuồng. Cậu ngồi vắt vảo trên ban công và hướng tay ra phía ngoài. Do bất cẩn, tay cậu bị trượt khỏi lan can và rơi xuống đất tử vong. (Ảnh: straighst)
Ngoài các trường hợp tử vong thì thế giới cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp những người hít bóng cười gây tai nạn cho chính mình hoặc cho người khác, trong đó có cả tai nạn tại nhà và tai nạn giao thông. Dù không cố ý nhưng những người này sau đó đều bị đi tù. (Ảnh: thetab)