1. Sannakji – bạch tuộc sống Hàn Quốc
Khi nhắc đến hải sản, chúng ta thường nghĩ tới những phương pháp chế biến phổ biến trong nhà bếp. Hãy lấy tôm hùm làm ví dụ. Thường các đầu bếp đưa chúng vào tủ đông hay một nồi nước sôi để chúng “ra đi” càng nhanh càng tốt. Thế nhưng tại Hàn Quốc, một số món ăn được phục vụ với những sinh vật trên đó vẫn còn sống!!!
Món ăn có tên “Sannakji”, còn gọi là bạch tuộc sống. Một khi khách yêu cầu, đầu bếp mới chuẩn bị món ăn. Đầu tiên, các xúc tu còn đang quẫy sẽ được chặt nhỏ và tẩm gia vị, sau đó sẽ được đem ra bàn ăn ngay lập tức.
Sannakji là một đặc sản nổi tiếng của Hàn Quốc. Trong đó, bạch tuộc sống được ăn cả con hoặc cắt nhỏ và thưởng thức khi các xúc tu vẫn còn ngoe nguẩy. Ảnh: Desencyclopedie.
Điều này khiến các xúc tu của con bạch tuộc sẽ tiếp tục “vặn vẹo” trên đĩa. Dù chính sự “tươi ngon hết mức” này đem lại điều đặc biệt cho Sannakji, nhưng nó cũng là nguyên nhân khiến một lượng người Hàn Quốc tử vong mỗi năm.
Lý do là vì những ống hút của xúc tu vẫn còn sau khi bị chặt nhỏ. Các khách hàng sẽ gặp một “thách thức” phải nhai chúng ngay trước khi nó dính vào vòm miệng! Nếu “nỗ lực” của thực khách không thành công, mọi việc sẽ đi xa hơn việc thưởng thức một món ăn. Các xúc tu dính vào miệng và cổ họng có thể khiến họ bị ngạt thở đến chết.
2. Sò huyết ở Thượng Hải
Món ăn nguy hiểm tiếp theo đưa ta tới Thượng Hải, nơi sò huyết được coi là một món ăn ngon. Vẻ bề ngoài của nó không phải là một món ăn ngon mắt trong thực đơn. Tuy nhiên, sự thiếu hụt trong “ngoại hình” lại được bù đắp vào mùi vị của nó. Không ai có thể phủ nhận đây là một món ăn tuyệt hảo.
Thế nhưng bạn nên nhớ rằng trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn.
3. Fugu – cá nóc ở Nhật Bản
Ghé thăm đất nước Nhật Bản, nơi có một món ăn tuyệt cú mèo nhưng hậu quả “đau đớn” hơn nhiều. Chắc hẳn bạn biết “Cá nóc” hay Fugu, loài cá chứa trong mình chất cực độc Tetrodotoxin!
Thậm chí khi đã chế biến cũng không thể loại bỏ hết chất độc trong loài cá này, vì vậy nó sẽ làm tê liệt thần kinh. Sức mạnh của chất độc này được mô tả có thể giết chết con người chỉ với liều lượng 2 – 3 mg!
Chất độc này thường được tìm thấy trong nội tạng cá, nhưng cũng có trong thịt. Điều này đòi hỏi chỉ có các đầu bếp nhiều kinh nghiệm mới được phép chế biến món ăn này.
Khi bị dính chất độc Tetrodotoxin, nạn nhân sẽ bị tê vùng miệng và các ngón tay. Sau đó là suy giảm khả năng nói, khó thở và cuối cùng toàn bộ cơ thể sẽ bị tê liệt, bất tỉnh và tử vong. Vì vậy, hãy chú ý, nếu bạn đủ dũng cảm để thưởng thức Fugu, bạn cũng nên sẵn sàng “đón nhận” một “kết cục” vô cùng ảm đạm.
4. Ễnh ương Namibia
Một món ăn nguy hiểm khác đến từ quốc gia Namibia ở Châu Phi. Loài ễnh ương khổng lồ Namibia là món khoái khẩu của những người dân địa phương. Giống như tại Pháp hay Việt Nam, chân ếch rất được người dân ưa chuộng, thế nhưng ở Namibia có một sự khác biệt! Đó là họ ăn toàn bộ con ếch! Một con ếch khổng lồ!
Điều khiến những chú ễnh ương này trở thành một món ăn nguy hiểm đó là nếu người dân ăn chúng vào những thời điểm không phù hợp trong năm, hoặc trước khi chúng đến mùa giao phối, chất độc từ cơ thể của ễnh ương có thể khiến người ta suy thận, dẫn đến tử vong.
Vì vậy những người “có gan” thưởng thức thịt ễnh ương cần phải đảm bảo rằng họ không đang “ngấu nghiến” chất độc. Thường người dân lót dưới đáy nồi gỗ khô, thứ được cho sẽ trung hòa chất độc trong ễnh ương và ngừa những chất gây khó chịu. Hãy là “người tiêu dùng thông thái” nếu đang ăn uống tại Châu Phi.
5. Pho mát thối
Một tin buồn cho những người yêu pho mát, bởi món ăn cuối cùng chính là một món pho mát có xuất xứ từ một hòn đảo hiếu khách của Sardina. Không giống như những người dân trên đảo, món ăn này lại không hề “hiếu khách” chút nào. Thực tế nó bị EU (Liên minh Châu Âu) cấm nhập khẩu bởi những rủi ro về sức khỏe. Món ăn địa phương này có tên gọi “Casu Marzu” (có nghĩa là Pho mát thối!).
Phô mai kinh dị nhất thế giới chứa hàng nghìn con giòi sống bên trong
Xin đảm bảo rằng bạn không thể tưởng tượng ra món ăn này thực sự gồm những gì! Bạn cũng từng nghe tới món đậu hũ thối của Trung Quốc phải không? Nhưng Casu Marzu còn “khủng khiếp” hơn thế!
Nó gồm hàng ngàn con giòi sống bò lổm ngổm! Thật vậy, miếng pho mát được để ngoài trời, nhiệt độ cao càng khiến nó bốc mùi để ruồi có thể đẻ trứng lên đó.
Giòi rất nguy hiểm khi chúng còn sống vì chúng có thể gây dị ứng và làm viêm đường ruột. Nếu giòi sống sót trong dạ dày, chúng sẽ ăn vào thành ruột và khiến đau bụng khủng khiếp, nôn mửa liên tục, tiêu chảy ra máu và cuối cùng là tử vong.
Ngoài các món ăn phải đặc biệt lưu tâm khi đi du lịch nước ngoài, một số thói quen khác liên quan đến việc ăn uống mà bạn buộc phải thay đổi nếu không muốn trở nên khác người hoặc thậm chí bị phạt tiền nơi đất khách.
Thường tạo tiếng ồn
Khi khách đông và đã quen biết nhau thì có rất nhiều chuyện để nói, trong các nhà hàng Âu thì họ sợ nhất là tiếng ồn, mà các nhóm khách tour thì thường gây tiếng ồn nhất.
Đối với những nhà hàng phục vụ toàn khách đoàn thì không sao, nhưng đôi khi, các đơn vị tổ chức tour du lịch vì muốn cho khách hàng những trải nghiệm đặc biệt nên sẽ đặt bữa ăn tại các nhà hàng sang trọng. Với khách hàng, họ rất hân hoan và hài lòng, nhưng đối với những người làm dịch vụ thì việc lưỡng lự không nhỏ vì có nguy cơ vấp phải phân biệt đối xử từ những khách khác trong nhà hàng nếu ứng xử không khéo.
Sử dụng dao nĩa trên bàn ăn không đúng cách
Văn hóa dùng đũa như người Việt sẽ không quen sử dụng dao nĩa, và trong bộ đồ dao nĩa thì thìa dễ sử dụng nhất. Nhưng thìa nào để dùng súp, thìa nào dùng đồ tráng miệng không phải ai cũng biết.
Chính vì thìa dễ sử dụng nên ai cũng muốn dùng vào bất kể món nào trên bàn ăn, cho đến khi ăn tráng miệng thì không có thìa dùng tiếp, nên đi lấy ở các bàn bên cạnh mà không để ý đây là việc tối kỵ trong các nhà hàng phương Tây.
Vì nhân viên thường phải dọn sẵn bàn để chờ khách, nên khi khách khác lấy đồ trên bàn ăn đã dọn, nhân viên sẽ bị khiển trách nếu nhóm khách vào sau bị thiếu đồ. Điều này nếu ở nước ta thì bình thường, thậm chí khi thiếu thứ gì đó chúng ta có thể vào tận bếp để lấy. Nhưng với những nhà hàng nước ngoài, bếp nấu là khu cấm địa, ngay cả đối với nhân viên, tùy phận sự, không phải ai cũng được phép bước chân vào bếp.
Cách sử dụng dụng cụ ăn kiểu Pháp
Mang đồ ăn từ bên ngoài vào nhà hàng
Một thói quen không tốt nữa của khách Việt đi tour là tha lôi, mang theo quá nhiều đồ ăn phụ và thản nhiên đem vào nhà hàng. Đây là điều đại kỵ tại các nước phát triển, kể cả các nhà hàng châu Á vì để khách mang đồ ăn thêm vào nhà hàng có thể coi là điều sỉ nhục đối với đầu bếp của họ.
Tại sao đi ăn mà phải mang thêm đồ ăn? Chúng tôi nấu không ngon ư? Vẫn biết là khác biệt về khẩu vị, có những người không thể ăn nổi đồ ăn phương Tây nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua mọi quy tắc.
Một nguyên nhân nữa là trách nhiệm đối với khách hàng của các nhà hàng nước ngoài rất cao, có thể dẫn đến bị khởi tố nếu khách hàng ăn ở nhà hàng mình mà gặp vấn đề về sức khỏe. Vì thế, các chủ nhà hàng hoàn toàn không muốn khách mang đồ ăn bên ngoài vào để miễn nhiễm trách nhiệm của họ.
Giả dụ một đoàn khách tour không ăn được đồ Tây, họ sẽ mang theo mắm tép, muối mè, ruốc... có người cầu kỳ còn cả một chai nước mắm nhỏ để ăn với thịt bò bít tết vì sốt tiêu đen của nhà hàng không hợp và dậy mùi như nước mắm. Cái sự ăn "quen miệng" như vậy làm cho cả nhân viên nhà hàng lẫn hướng dẫn viên du lịch đều khó xử và thêm rất nhiều bận bịu khi phải lấy thêm đĩa để đựng ruốc, muối vừng lạc, bát đựng nước mắm...