Rau ngót rừng: Đây loại rau rừng được bà con người dân tộc trên tỉnh Cao Bằng vào tận rừng hái, khác hoàn toàn với loại rau ngót rừng được người dân trồng. Loại rau này tuy đắt nhưng vẫn rất hút khách, nhất là giới nhà giàu sành ăn.Rau ngót rừng đắt mấy cũng được lòng khách là vì lạ miệng, chỉ có theo mùa và ưu điểm lớn là hàng sạch. Rau ngót rừng đã rất ngon, nhưng hoa của nó còn ngon gấp chục lần. Hoa rau ngót rừng chỉ nở trong vòng một tháng nên có giá rất cao (200.000 đồng/kg), lại hiếm nhưng nhiều người sành ăn vẫn săn mua bằng được.Rau dớn (dương xỉ): Đây là loại rau mọc hoang dã bìa rừng và ven các dòng suối có hình dạng tựa như dương xỉ. Đây được coi là loại rau đặc sản, rau sạch không những được bán thường xuyên trong các chợ phiên Tây Bắc mà còn được người dân mang bán sang Trung Quốc với giá khá cao.Cách chế biến rau dớn khá đơn giản, bạn có thể chế biến rau dớn thành món nộm rau dớn gà áp chảo hoặc rau dớn xào mẻ, thịt bò.Rau bò khai là một loại rau rừng mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc. Rau bò khai còn có nhiều tên gọi khác tùy vào từng địa phương như: rau hiến, rau phắc hiển hay rau lòng châu sói…Rau bò khai có thể chế biến thành nhiều món như xào tỏi, xào với trứng, xào với thịt bò hay hải sản… Loại rau rừng này rất ngon và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.Rau sắng: Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch (mùa lễ hội chùa Hương). Rau sắng khá đặc biệt ở chỗ, từ khi trồng đến lúc cho lần thu hoạch đầu tiên mất từ 3 đến 5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Để mua được rau sắng không hề dễ dù có tiền.Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường. Theo kinh nghiệm dân gian, rau sắng thường dùng để nấu canh, có thể nấu với xương lợn, thịt lợn, tôm nõn giã nhỏ, thịt gà, cá rô, cá quả... mỗi thứ một vị, đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.Rau mầm đá: Rau mầm đá chỉ phát triển ở những vùng có khí hậu lạnh, trên các vùng núi cao phía Bắc, đặc biệt là ở Sa Pa (Lào Cai). Cây mầm đá khá to, nặng từ 1 - 2 kg.Loại rau này không có nhiều, mọc chủ yếu trên các đỉnh núi cao và rộ vào tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Cũng vì độ quý hiếm mà mầm đá Sapa có giá khá đắt đỏ, dao động từ 80.000 – 150.000 đồng/kg và phải đặt trước mới có hàng.Rau lủi là một trong những loại rau rừng mọc tự nhiên hoặc được trồng ở miền núi cao ở Gia Lai - Tây Nguyên. Đặc biệt là giờ đây, loại rau này đã trở thành món khoái khẩu được nhiều người tìm mua.Rau lủi có thể chế biến thành nhiều món ngon như xào tỏi, nấu canh với tôm hoặc luộc lên chấm với nước mắm, được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
Rau ngót rừng: Đây loại rau rừng được bà con người dân tộc trên tỉnh Cao Bằng vào tận rừng hái, khác hoàn toàn với loại rau ngót rừng được người dân trồng. Loại rau này tuy đắt nhưng vẫn rất hút khách, nhất là giới nhà giàu sành ăn.
Rau ngót rừng đắt mấy cũng được lòng khách là vì lạ miệng, chỉ có theo mùa và ưu điểm lớn là hàng sạch. Rau ngót rừng đã rất ngon, nhưng hoa của nó còn ngon gấp chục lần. Hoa rau ngót rừng chỉ nở trong vòng một tháng nên có giá rất cao (200.000 đồng/kg), lại hiếm nhưng nhiều người sành ăn vẫn săn mua bằng được.
Rau dớn (dương xỉ): Đây là loại rau mọc hoang dã bìa rừng và ven các dòng suối có hình dạng tựa như dương xỉ. Đây được coi là loại rau đặc sản, rau sạch không những được bán thường xuyên trong các chợ phiên Tây Bắc mà còn được người dân mang bán sang Trung Quốc với giá khá cao.
Cách chế biến rau dớn khá đơn giản, bạn có thể chế biến rau dớn thành món nộm rau dớn gà áp chảo hoặc rau dớn xào mẻ, thịt bò.
Rau bò khai là một loại rau rừng mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc. Rau bò khai còn có nhiều tên gọi khác tùy vào từng địa phương như: rau hiến, rau phắc hiển hay rau lòng châu sói…
Rau bò khai có thể chế biến thành nhiều món như xào tỏi, xào với trứng, xào với thịt bò hay hải sản… Loại rau rừng này rất ngon và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Rau sắng: Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch (mùa lễ hội chùa Hương). Rau sắng khá đặc biệt ở chỗ, từ khi trồng đến lúc cho lần thu hoạch đầu tiên mất từ 3 đến 5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Để mua được rau sắng không hề dễ dù có tiền.
Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường. Theo kinh nghiệm dân gian, rau sắng thường dùng để nấu canh, có thể nấu với xương lợn, thịt lợn, tôm nõn giã nhỏ, thịt gà, cá rô, cá quả... mỗi thứ một vị, đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Rau mầm đá: Rau mầm đá chỉ phát triển ở những vùng có khí hậu lạnh, trên các vùng núi cao phía Bắc, đặc biệt là ở Sa Pa (Lào Cai). Cây mầm đá khá to, nặng từ 1 - 2 kg.
Loại rau này không có nhiều, mọc chủ yếu trên các đỉnh núi cao và rộ vào tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Cũng vì độ quý hiếm mà mầm đá Sapa có giá khá đắt đỏ, dao động từ 80.000 – 150.000 đồng/kg và phải đặt trước mới có hàng.
Rau lủi là một trong những loại rau rừng mọc tự nhiên hoặc được trồng ở miền núi cao ở Gia Lai - Tây Nguyên. Đặc biệt là giờ đây, loại rau này đã trở thành món khoái khẩu được nhiều người tìm mua.
Rau lủi có thể chế biến thành nhiều món ngon như xào tỏi, nấu canh với tôm hoặc luộc lên chấm với nước mắm, được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.