Bánh bò rễ tre (An Giang): Món bánh có tên độc lạ này vì khi cắt ngang miếng bánh sẽ hiện ra những ống khí trông y hệt như rễ tre - một đặc điểm mà các loại bánh bò thông thường không có. Theo kinh nghiệm của những người làm bánh, bánh càng có nhiều “ống tre” thì sẽ càng ngon.Bánh bò rễ tre có nhiều ở vùng Tân Châu, An Giang. Bánh có vị béo của nước cốt dừa, ngọt thanh của đường thốt nốt và vị nồng của bột lên men. Bánh bò rễ tre thường có màu vàng mật ong trông rất đẹp mắt.Bánh ngải (Lạng Sơn): Món bánh nghe có vẻ “bùa ngải” như thế nhưng lại là một món ăn rất hấp dẫn và lạ vị của dân tộc Tày (Lạng Sơn). Hương vị tạo nên điểm nhấn của bánh ngải chính là lá ngải cứu được đun trong nước tro bếp và trộn cùng gạo. Đi cùng với lớp vỏ dẻo dai, thơm lừng là nhân vừng đen bùi ngọt khi kết hợp với đường phèn.Bánh ngải có hình tròn và dẹt, bắt mắt trong màu xanh thẫm. Không chỉ đem lại hương vị thơm lừng, mát lành mà món bánh còn có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Bởi vì, ngải cứu luôn là một bài thuốc thiên nhiên được người Tày vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.Bánh khọt (Vũng Tàu): Bánh khọt là món ăn đặc sản của Vũng Tàu. Có hai cách giải thích tên gọi của món ăn. Một xuất phát từ âm thanh khọt khọt vang lên khi người ta cho bột vào chảo. Hai là ngày xưa người dân nghèo chỉ có tiền làm món bánh toàn bột. Gọi lâu chệch thành khọt.Bánh khọt chỉ nhỉnh hơn lòng bàn tay với phần nhân là con tôm đỏ au, cùng ít mỡ hành, rau hẹ đưa hương. Thuộc dòng món cuốn, bánh khọt có thể ăn vào bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng ngon nhất là khi trời mưa.Bánh cáy (Thái Bình): Đây là món bánh truyền thống của Thái Bình. Tên gọi như thế vì những hạt nếp cái hoa vàng sau khi đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu, đem phơi khô có màu vàng giống trứng con cáy.Bánh cáy hấp dẫn mọi người với khối bánh màu trắng ngà, lấm tấm hạt vàng. Khi ăn có vị ngọt của đường, cay nhẹ của gừng, béo bùi của nếp, dẻo thơm của cốm non.Bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An (Quảng Nam). Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.Nguyên liệu chính để làm bánh vạc là tinh bột gạo. Nhân bánh chủ yếu làm từ tôm tươi, hay thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm. Bột lấy lượng vừa khéo, cán mỏng, rồi cho nhân lên trên, ấn nhẹ để nhân dính chặt vào vỏ bánh. Xếp bánh vào vỉ hấp khoảng 5 đến 7 phút, bánh chín sẽ trắng trong trông rất hấp dẫn.Bánh gật gù (Quảng Ninh): Món bánh có cái tên thú vị này được làm từ bột gạo xứ Tiên Yên, tráng trên lớp lưới mỏng để hấp cách thuỷ và sau đó cuộn tròn lại. Miếng bánh dẻo quẹo, ăn ngon nhất khi còn nóng và chấm cùng nước mắm chưng cùng mỡ gà, hành phi, ớt tạo nên hương vị độc đáo.Người dân vùng này truyền lại rằng, ngày xưa khi thưởng thức những chiếc bánh đậm đà, phồng xốp và dẻo mịn thì cứ phải tấm tắc gật lên gật xuống khen ngon. Bởi thế mà từ ấy, cái tên bánh gật gù xuất hiện và được phổ biến cho đến hiện nay.Bánh cóng (hay còn gọi bánh cống) là một món ăn khá nổi tiếng được bán ở hầu khắp chín tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Người Nam Bộ đều gọi là bánh cóng cho dễ nhớ do khuôn bánh có hình dạng giống như chiếc cóng – một dụng cụ dùng để đong chất lỏng của các quầy tạp hóa ngày trước.Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn: béo mỡ, bùi đậu xanh, đậu nành, ngọt tôm, thơm thịt, đậm đà gia vị lại còn man mát cay cay hăng hăng các loại rau. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Bánh bò rễ tre (An Giang): Món bánh có tên độc lạ này vì khi cắt ngang miếng bánh sẽ hiện ra những ống khí trông y hệt như rễ tre - một đặc điểm mà các loại bánh bò thông thường không có. Theo kinh nghiệm của những người làm bánh, bánh càng có nhiều “ống tre” thì sẽ càng ngon.
Bánh bò rễ tre có nhiều ở vùng Tân Châu, An Giang. Bánh có vị béo của nước cốt dừa, ngọt thanh của đường thốt nốt và vị nồng của bột lên men. Bánh bò rễ tre thường có màu vàng mật ong trông rất đẹp mắt.
Bánh ngải (Lạng Sơn): Món bánh nghe có vẻ “bùa ngải” như thế nhưng lại là một món ăn rất hấp dẫn và lạ vị của dân tộc Tày (Lạng Sơn). Hương vị tạo nên điểm nhấn của bánh ngải chính là lá ngải cứu được đun trong nước tro bếp và trộn cùng gạo. Đi cùng với lớp vỏ dẻo dai, thơm lừng là nhân vừng đen bùi ngọt khi kết hợp với đường phèn.
Bánh ngải có hình tròn và dẹt, bắt mắt trong màu xanh thẫm. Không chỉ đem lại hương vị thơm lừng, mát lành mà món bánh còn có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Bởi vì, ngải cứu luôn là một bài thuốc thiên nhiên được người Tày vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Bánh khọt (Vũng Tàu): Bánh khọt là món ăn đặc sản của Vũng Tàu. Có hai cách giải thích tên gọi của món ăn. Một xuất phát từ âm thanh khọt khọt vang lên khi người ta cho bột vào chảo. Hai là ngày xưa người dân nghèo chỉ có tiền làm món bánh toàn bột. Gọi lâu chệch thành khọt.
Bánh khọt chỉ nhỉnh hơn lòng bàn tay với phần nhân là con tôm đỏ au, cùng ít mỡ hành, rau hẹ đưa hương. Thuộc dòng món cuốn, bánh khọt có thể ăn vào bất kỳ thời gian nào trong năm nhưng ngon nhất là khi trời mưa.
Bánh cáy (Thái Bình): Đây là món bánh truyền thống của Thái Bình. Tên gọi như thế vì những hạt nếp cái hoa vàng sau khi đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu, đem phơi khô có màu vàng giống trứng con cáy.
Bánh cáy hấp dẫn mọi người với khối bánh màu trắng ngà, lấm tấm hạt vàng. Khi ăn có vị ngọt của đường, cay nhẹ của gừng, béo bùi của nếp, dẻo thơm của cốm non.
Bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An (Quảng Nam). Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Nguyên liệu chính để làm bánh vạc là tinh bột gạo. Nhân bánh chủ yếu làm từ tôm tươi, hay thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm. Bột lấy lượng vừa khéo, cán mỏng, rồi cho nhân lên trên, ấn nhẹ để nhân dính chặt vào vỏ bánh. Xếp bánh vào vỉ hấp khoảng 5 đến 7 phút, bánh chín sẽ trắng trong trông rất hấp dẫn.
Bánh gật gù (Quảng Ninh): Món bánh có cái tên thú vị này được làm từ bột gạo xứ Tiên Yên, tráng trên lớp lưới mỏng để hấp cách thuỷ và sau đó cuộn tròn lại. Miếng bánh dẻo quẹo, ăn ngon nhất khi còn nóng và chấm cùng nước mắm chưng cùng mỡ gà, hành phi, ớt tạo nên hương vị độc đáo.
Người dân vùng này truyền lại rằng, ngày xưa khi thưởng thức những chiếc bánh đậm đà, phồng xốp và dẻo mịn thì cứ phải tấm tắc gật lên gật xuống khen ngon. Bởi thế mà từ ấy, cái tên bánh gật gù xuất hiện và được phổ biến cho đến hiện nay.
Bánh cóng (hay còn gọi bánh cống) là một món ăn khá nổi tiếng được bán ở hầu khắp chín tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Người Nam Bộ đều gọi là bánh cóng cho dễ nhớ do khuôn bánh có hình dạng giống như chiếc cóng – một dụng cụ dùng để đong chất lỏng của các quầy tạp hóa ngày trước.
Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn: béo mỡ, bùi đậu xanh, đậu nành, ngọt tôm, thơm thịt, đậm đà gia vị lại còn man mát cay cay hăng hăng các loại rau. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.