1. Sử dụng các sản phẩm làm thẳng tóc chứa hàm lượng formaldehyde cao, đây là một chất khí có mùi có thể gây kích ứng mẳt, mũi, tạo ra phản ứng dị ứng như hen suyễn, khó thở, phát ban, ngứa. Những người có tiền căn bị bệnh suyễn, dị ứng cần cân nhắc trước khi sử dụng. Thậm chí còn có vụ gây bỏng nặng. Các chuyên gia của Cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, có nhiều sản phẩm ghi nhãn là không có formaldehyde, nhưng thực tế lại không phải như vậy. 2. Đốt nến lấy ráy tai. Phương pháp “độc đáo” là đốt nến ở đầu ống rỗng, đầu kia đặt vào ống tai. Sức nóng truyền vào ống tai sẽ tạo ra sức hút giúp loại bỏ sáp và bụi bẩn trong tai. Điều này hoàn toàn phản khoa học bởi đôi tai của chúng ta có cơ chế tự làm sạch. Ráy tai chính là chất bôi trơn tự nhiên, vừa giúp chống thấm, vừa giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu can thiệp “thô bạo” vào ráy tai, có thể gây ra hiện tượng bỏng, thậm chí hỏng màng nhĩ, nhiễm trùng tai. Vì thế, để làm sạch tai chỉ nên vệ sinh bên ngoài hoặc dùng thuốc nhỏ tai có bán tại hàng thuốc để làm mềm ráy tai, từ đó loại bỏ chúng dễ dàng hơn. 3. Sử dụng giường tanning tắm nắng. Mặc dù thời gian mỗi lần tắm rám chỉ từ 10-15 phút, tia cực tím từ chiếc giường này lại lớn hơn ánh nắng mặt trời tự nhiên lớn hơn rất nhiều lần, vì vậy nó dẫn đến nguy cơ bỏng da, lão hóa và ung thư da. Theo thống kê của Viện da liễu Hoa Kỳ, có tới 55% người bị ung thư da vì làm đẹp theo cách này. 4. Tẩy da chết quá nhiều. Liệu pháp này loại bỏ tế bào da chết và làm sáng lên làn da của bạn, nhưng đừng lạm dụng nó. Nếu bạn chà quá mạnh, da sẽ trở nên thô. Tẩy tế bào chết quá mức có thể gây hại cho làn da của bạn hơn là giúp da bạn khỏe. Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết sai như có các chất hóa học mạnh hoặc một sản phẩm với các hạt quá lớn có thể gây kích ứng da. Đọc các hướng dẫn để xác định mức độ thường xuyên tẩy da của bạn để da bạn có thể tránh bị hư hại. Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết gần mắt vì da vùng này rất nhạy cảm và thật sự vùng da này không cần phải tẩy da chết. 5. Tẩy lông vùng kín bằng sáp nóng. Nếu bạn không kiểm tra độ nóng của sáp kỹ lưỡng hoặc với làn da mỏng và nhạy cảm, rất có thể gây ra bỏng da hoặc dẫn đến nhiễm trùng. Đặc biệt khi cơ thể bị tổn thương vào ngày đèn đỏ, khả năng tự chữa lành của cơ thể sẽ thuyên giảm đáng kể, khi triệt lông dễ dẫn đến viêm nang lông và sạm thâm da vùng kín. 6. Tiêm botox. Đây là một phương pháp làm đẹp để xóa nếp nhăn cho các vùng như khóe mặt, miệng cằm có tác dụng trẻ hóa khuôn mặt, thường được tiến hành ở các cơ sở thẩm mỹ viện. Mặc dù đã được FDA chứng nhận là một phương pháp làm đẹp an toàn nhưng nó vẫn có các nguy cơ đối với cơ thể. Tác dụng phụ sau khi tiêm botox thường là đau, bầm tím tại chỗ, đau đầu, buồn nôn, nặng hơn có thể gây khó thở, thậm chí cả tử vong.
1. Sử dụng các sản phẩm làm thẳng tóc chứa hàm lượng formaldehyde cao, đây là một chất khí có mùi có thể gây kích ứng mẳt, mũi, tạo ra phản ứng dị ứng như hen suyễn, khó thở, phát ban, ngứa. Những người có tiền căn bị bệnh suyễn, dị ứng cần cân nhắc trước khi sử dụng. Thậm chí còn có vụ gây bỏng nặng.
Các chuyên gia của Cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết, có nhiều sản phẩm ghi nhãn là không có formaldehyde, nhưng thực tế lại không phải như vậy.
2. Đốt nến lấy ráy tai. Phương pháp “độc đáo” là đốt nến ở đầu ống rỗng, đầu kia đặt vào ống tai. Sức nóng truyền vào ống tai sẽ tạo ra sức hút giúp loại bỏ sáp và bụi bẩn trong tai. Điều này hoàn toàn phản khoa học bởi đôi tai của chúng ta có cơ chế tự làm sạch. Ráy tai chính là chất bôi trơn tự nhiên, vừa giúp chống thấm, vừa giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nếu can thiệp “thô bạo” vào ráy tai, có thể gây ra hiện tượng bỏng, thậm chí hỏng màng nhĩ, nhiễm trùng tai. Vì thế, để làm sạch tai chỉ nên vệ sinh bên ngoài hoặc dùng thuốc nhỏ tai có bán tại hàng thuốc để làm mềm ráy tai, từ đó loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
3. Sử dụng giường tanning tắm nắng. Mặc dù thời gian mỗi lần tắm rám chỉ từ 10-15 phút, tia cực tím từ chiếc giường này lại lớn hơn ánh nắng mặt trời tự nhiên lớn hơn rất nhiều lần, vì vậy nó dẫn đến nguy cơ bỏng da, lão hóa và ung thư da. Theo thống kê của Viện da liễu Hoa Kỳ, có tới 55% người bị ung thư da vì làm đẹp theo cách này.
4. Tẩy da chết quá nhiều. Liệu pháp này loại bỏ tế bào da chết và làm sáng lên làn da của bạn, nhưng đừng lạm dụng nó. Nếu bạn chà quá mạnh, da sẽ trở nên thô. Tẩy tế bào chết quá mức có thể gây hại cho làn da của bạn hơn là giúp da bạn khỏe.
Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết sai như có các chất hóa học mạnh hoặc một sản phẩm với các hạt quá lớn có thể gây kích ứng da. Đọc các hướng dẫn để xác định mức độ thường xuyên tẩy da của bạn để da bạn có thể tránh bị hư hại. Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết gần mắt vì da vùng này rất nhạy cảm và thật sự vùng da này không cần phải tẩy da chết.
5. Tẩy lông vùng kín bằng sáp nóng. Nếu bạn không kiểm tra độ nóng của sáp kỹ lưỡng hoặc với làn da mỏng và nhạy cảm, rất có thể gây ra bỏng da hoặc dẫn đến nhiễm trùng. Đặc biệt khi cơ thể bị tổn thương vào ngày đèn đỏ, khả năng tự chữa lành của cơ thể sẽ thuyên giảm đáng kể, khi triệt lông dễ dẫn đến viêm nang lông và sạm thâm da vùng kín.
6. Tiêm botox. Đây là một phương pháp làm đẹp để xóa nếp nhăn cho các vùng như khóe mặt, miệng cằm có tác dụng trẻ hóa khuôn mặt, thường được tiến hành ở các cơ sở thẩm mỹ viện.
Mặc dù đã được FDA chứng nhận là một phương pháp làm đẹp an toàn nhưng nó vẫn có các nguy cơ đối với cơ thể. Tác dụng phụ sau khi tiêm botox thường là đau, bầm tím tại chỗ, đau đầu, buồn nôn, nặng hơn có thể gây khó thở, thậm chí cả tử vong.