Mối quan hệ nào cũng cần trải qua thử thách và khó khăn và hôn nhân cũng không ngoại lệ. Ở một thời điểm nào đó, cả hai bỗng dưng nhận ra họ không còn thuộc về nhau nữa. Hoặc vì sự xuất hiện của người thứ ba mà khiến hôn nhân đổ vỡ. Có rất nhiều vấn đề xảy ra trong mối quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên chỉ cần vợ chồng cùng nhau vượt qua những giai đoạn này trong cuộc đời thì chẳng còn gì phải lo sợ.
Ba năm sau khi về chung một nhà
Đây có lẽ là giai đoạn khủng hoảng đầu tiên của những cặp vợ chồng trẻ mới về chung một nhà. Vì lúc này, bạn nhận ra cuộc sống hôn nhân vốn không đơn giản như khi yêu. Ngày xưa, cả hai nhớ thì gặp, bận thì việc ai người nấy làm. Nhưng về chung một nhà, có chán nhau đến mấy cũng phải gặp mỗi ngày. Không những thế còn biết bao nhiêu gánh nặng cơm áo đè lên vai. Thời còn yêu, tài chính của cả hai hoàn toàn độc lập. Còn khi về chung một nhà, tiền là của chung và có biết bao nhiêu thứ phải lo toan.
|
Giai đoạn này vợ chồng sẽ nhận ra đối phương có quá nhiều tật xấu - Ảnh minh họa: Internet |
Mỗi tháng, vợ chồng phải chi tiền cho con, cho tiền điện, nước rồi hàng tá những thứ khác. Và tất nhiên trong giai đoạn này, tình cảm của cả hai bắt cũng nhạt dần, không còn mặn nồng như thời gian đầu. Bạn bắt đầu nhận ra tật xấu và điểm yếu của nhau. Đa số các cặp vợ chồng cưới nhau về rồi mới vỡ lẽ, anh ấy/cô ấy không phải là mẫu người lý tưởng của mình. Nếu vợ chồng không chấp nhận những điều đó, việc ly hôn là điều sớm muộn. Tuy nhiên đã gọi nhau hai tiếng vợ chồng, hãy thông cảm và dành thời gian để lắng nghe nhau nhiều hơn. Chồng chưa hoàn thiện, vợ hãy giúp đỡ. Vợ không tốt ở điểm nào, chồng hãy giải thích và giúp vợ nhận ra. Có vậy mối quan hệ của bạn mới thật sự lâu bền.
Sau 5 năm
Lúc này những đứa con dần lớn lên, chúng bắt đầu đi học, vậy là mối lo toan lại tăng thêm. Vợ chồng bắt đầu chuyển mối quan tâm sang con cái nhiều hơn là dành cho nhau. Bạn lo cho việc học của con cái, tiền học phí và những thứ linh tinh khác. Vợ chồng thường xuyên cãi nhau vì bất đồng quan điểm trong việc hướng giáo dục tốt nhất cho con. Rồi kéo theo những thứ xung đột khác khiến cho tình cảm của cả hai nhạt dần.
Sau 7 năm chung sống
Ở giai đoạn này, vợ chồng quá hiểu nhau. Hiểu nhau đến nổi đối phương không cần nói bạn cũng sẽ cảm nhận được điều gì đó. Ai cũng nghĩ ở giai đoạn này, cuộc sống vợ chồng sẽ ổn định nhất vì hiểu nhau quá rồi, cần gì cãi nhau. Tuy nhiên theo nghiên cứu, đây là giai đoạn vợ chồng có nguy cơ ly hôn cao nhất. Vì quá hiểu thói quen, tính cách của nhau mà tình cảm trở nên nhạt dần. Vợ chồng bắt đầu chán nhau vì không còn tìm ra điều thú vị của đối phương. Có nhiều cặp vợ chồng chỉ sống vì con, chứ đã lâu cả hai chưa có bất cứ hành động thân mật nào. Lý do đơn giản là vì vợ đã cũ, chồng thì nhàm chán chẳng có gì thú vị. Những điều này vô tình dẫn đến nhiều cơn sóng ngầm nhưng cả hai không tiện nói với nhau.
Khi vợ chồng đến tuổi trung niên
Ở độ tuổi này chức năng sinh lý của nhiều đôi vợ chồng trở nên yếu dần. Phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh nên khả năng tình dục cũng suy yếu. Vì vấn đề sức khỏe mà vợ chồng đã lâu rồi làm chuyện ấy. Và tất nhiên khi đàn ông hoặc đàn bà không được bạn đời đáp ứng nhu cầu, họ có xu hướng khao khát tìm kiếm những mối quan hệ khác. Đa số ở giai đoạn này đàn ông sẽ ngoại tình để giải quyết nhu cầu của mình vì vợ không đáp ứng được.