Bạn gặp gỡ một ai đó, hẹn hò với họ một vài lần, nhắn tin và hỏi han nhau hằng ngày và mọi thứ tiến triển khá tốt. Ngày này qua ngày, mọi thứ không có gì đáng lo ngại, nhưng thỉnh thoảng cảm giác khó chịu xuất hiện trong tâm trí bạn với những câu hỏi kiểu như: họ thực sự có phải người dành cho bạn hoặc bạn đang lãng phí thời gian? Điểm qua những dấu hiệu dưới đây để nhìn nhận lại xem liệu bạn có đang đầu tư vào một mối quan hệ không đúng đắn hay không nhé!
|
Ảnh minh họa.
|
1. Bạn cần mối quan hệ hơn một nửa đích thực
Nếu bạn đã hy vọng có một mối quan hệ sau một thời gian dài, bắt đầu cảm thấy chán nản với cảm giác cô đơn và hối thúc mình cần phải yêu một ai đó, thì rất có thể bạn đang cần một mối quan hệ hơn là một người để yêu đương đúng nghĩa. Để giải mã giữa việc muốn một người hay muốn một mối quan hệ, hãy nghĩ xem bạn có thật sự muốn ở bên người đó hay chỉ vì mối quan hệ này thuận tiện cho bạn và đem lại những lợi ích khác hơn.
2. Tự ép mình vào khuôn khổ
Nếu bạn ở với một người luôn yêu cầu bạn phải làm gì đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi là chính mình, trước khi hành động luôn phải suy nghĩ xem người kia có đồng tình và thoải mái hay không, thì có khả năng bạn đang lãng phí thời gian của mình. Tình yêu thực sự không thể thiếu đi sự bao dung.
3. Mối quan hệ trở nên tệ hơn sau mỗi lần cãi vã
Khi gặp phải những bất đồng, con người sẽ học được cách trưởng thành và biết cách làm cho nó tốt lên. Chúng ta mong đợi một tình yêu say đắm đồng nghĩa với việc rằng sau mỗi lần cãi vã thì hai bạn sẽ hiểu nhau hơn, nếu không đi đến kết quả này, chắc chắn hai bạn đang ở bên cạnh nhau vì lợi ích mà thôi.
4. Ngại ngùng thể hiện tình cảm trước mặt người khác
Mỗi người đều có cách thể hiện tình cảm khác nhau. Có thể bạn cho rằng thật ngại ngần khi đăng ảnh tình cảm về người kia trên mạng xã hội của bạn hay có những cử chỉ thân mật với nhau nơi công cộng. Khi bạn hạnh phúc đương nhiên bạn muốn cho cả thế giới biết, nhưng nếu đây không phải mối quan hệ bạn cảm thấy chắc chắn, thì hãy xem lại.
5. Bạn mong muốn người kia thay đổi
Nếu như trong đầu bạn luôn suy nghĩ rằng người kia sẽ thật hoàn hảo nếu như họ thay đổi theo hình mẫu bạn muốn, bạn đau đáu với suy nghĩ đó mà quên mất việc nhìn vào điểm mạnh của họ thì rất có thể bạn không yêu người kia như bạn nghĩ. Thay đổi để tốt lên là việc đúng đắn nhưng chấp nhận những điểm yếu của nhau lại là một việc rất cần thiết cho một mối quan hệ lành mạnh.
6. Bạn không tin tưởng họ
Phụ nữ thường có trực giác nhạy bén về sự chung thủy của đàn ông. Chỉ khi bạn cảm thấy an toàn ngay cả khi không ở cạnh nhau thì đó mới là cảm nhận chính xác về một mối quan hệ tốt.
7. Bạn giả vờ quan tâm họ hoặc ngược lại
Cả hai có những sở thích rất khác nhau và gần như trái ngược. Nhưng đó không phải dấu hiệu xấu, chỉ khi bạn giả vờ quan tâm đến họ và không thể hòa nhập với sở thích của người kia thì đó mới là dấu hiệu bạn đang cố gắng để hòa hợp với họ một cách ép buộc.
8. Hình dung cuộc sống với họ nhưng lại không cảm thấy hứng thú
Bởi vì bạn đang tưởng tượng một cuộc sống mà bạn không muốn hay đơn giản nó không có ý nghĩa với bạn. Khi bạn nghĩ về sự hiển nhiên của việc tiến triển của mối quan hệ đó: kết hôn, mua nhà, sinh con và già đi cùng nhau mà không cảm thấy háo hức thì có lẽ bạn đang đi sai hướng rồi.
9. Không cảm thấy an toàn hoặc được tôn trọng
Chúng ta thường nhầm lẫn giữa cảm giác được yêu thương và sự thoải mái. Sự khác biệt giữa tình yêu thoải mái và yêu chỉ vì mục đích cảm thấy an toàn và thuận lợi là việc bạn chỉ cảm thấy an toàn và thoải mái trong một số hoàn cảnh nhất định chứ không phải toàn bộ thời gian ở bên cạnh người đó.
10. Bạn không có một tình bạn tốt
Nếu như bạn không vui vẻ, không cười đùa khi hai người tận hưởng cuộc sống bình thường cùng nhau thì có vẻ như bạn đang không thực sự yêu đương một cách đúng nghĩa. Bởi vì khi yêu bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái và kết nối thật sự với nửa kia mà không hề cảm thấy bị ép buộc.
Liệu bạn có đang ép buộc cảm xúc của mình trong chính mối quan hệ hiện tại không?./.