Khó thức dậy vào buổi sáng: Hormone cortisol do tuyến thượng thận sản sinh ra là hormone rất cần thiết để kích thích năng lượng vào buổi sáng. Nếu thấy khó thức dậy vào buổi sáng có thể có do căng thẳng kéo dài hoặc suy nhược cơ thể dẫn đến thiếu cortisol. Mệt mỏi mặc dù ngủ đủ giấc: Khi nhu cầu nghỉ ngơi đầy đủ để hồi phục đủ sức khỏe, bạn sẽ cảm thấy mệt và không có cảm giác tươi mới. Thèm đồ ăn mặn: Căng thẳng kéo dài có thể gây mất cân bằng chất điện phân khiến một số người thèm ăn mặn. Giảm khả năng giải quyết các tình huống căng thẳng: Khi đã bị căng thẳng quá lâu, khả năng chịu đựng và phản ứng đối với những tình huống căng thẳng bị giảm đi đáng kể. Kinh nguyệt thất thường và các triệu chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn: Khi cơ thể ưu tiên các hormone căng thẳng hơn hormone giới tính, căng thẳng kéo dài dẫn đến mất cân bằng hormone dẫn đến kinh nguyệt thất thường, các triệu chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện thường xuyên hơn, thậm chí điều này còn có thể dẫn đến vô sinh tạm thời. Thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm và lâu khỏi: Tương tự như mất cân bằng hormone, cơ thể ưu tiên sản xuất các hormone căng thẳng hơn các chức năng miễn dịch, khiến việc chống lại các bệnh thông thường trở nên khó khăn hơn. Đầu óc nhẹ bẫng khi đứng dậy: Sự mất cân bằng điện phân là bình thường khi căng thẳng kéo dài và khiến bạn cảm thấy đầu óc nhẹ bẫng hoặc chóng mặt mỗi khi đứng dậy bất thình lình. Cảm giác mơ hồ: Căng thẳng quá nhiều khiến bạn cảm thấy suy nghĩ của mình không rõ ràng, trí nhớ giảm sút. Không tỉnh táo nếu thiếu cà phê hoặc đường: Cà phê và đường đều giúp bạn tăng năng lượng và việc không uống cà phê/đường không được có thể là dấu hiệu cho thấy năng lượng dự trữ và khả năng đối phó với stress đang giảm. Thay đổi đường huyết: Căng thẳng liên tục có thể làm ảnh hưởng đến cân bằng đường huyết, khiến bạn cảm thấy liên tục bị thay đổi năng lượng từ có sang mất. (Nguồn ảnh: Foxnews)
Khó thức dậy vào buổi sáng: Hormone cortisol do tuyến thượng thận sản sinh ra là hormone rất cần thiết để kích thích năng lượng vào buổi sáng. Nếu thấy khó thức dậy vào buổi sáng có thể có do căng thẳng kéo dài hoặc suy nhược cơ thể dẫn đến thiếu cortisol.
Mệt mỏi mặc dù ngủ đủ giấc: Khi nhu cầu nghỉ ngơi đầy đủ để hồi phục đủ sức khỏe, bạn sẽ cảm thấy mệt và không có cảm giác tươi mới.
Thèm đồ ăn mặn: Căng thẳng kéo dài có thể gây mất cân bằng chất điện phân khiến một số người thèm ăn mặn.
Giảm khả năng giải quyết các tình huống căng thẳng: Khi đã bị căng thẳng quá lâu, khả năng chịu đựng và phản ứng đối với những tình huống căng thẳng bị giảm đi đáng kể.
Kinh nguyệt thất thường và các triệu chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn: Khi cơ thể ưu tiên các hormone căng thẳng hơn hormone giới tính, căng thẳng kéo dài dẫn đến mất cân bằng hormone dẫn đến kinh nguyệt thất thường, các triệu chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện thường xuyên hơn, thậm chí điều này còn có thể dẫn đến vô sinh tạm thời.
Thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm và lâu khỏi: Tương tự như mất cân bằng hormone, cơ thể ưu tiên sản xuất các hormone căng thẳng hơn các chức năng miễn dịch, khiến việc chống lại các bệnh thông thường trở nên khó khăn hơn.
Đầu óc nhẹ bẫng khi đứng dậy: Sự mất cân bằng điện phân là bình thường khi căng thẳng kéo dài và khiến bạn cảm thấy đầu óc nhẹ bẫng hoặc chóng mặt mỗi khi đứng dậy bất thình lình.
Cảm giác mơ hồ: Căng thẳng quá nhiều khiến bạn cảm thấy suy nghĩ của mình không rõ ràng, trí nhớ giảm sút.
Không tỉnh táo nếu thiếu cà phê hoặc đường: Cà phê và đường đều giúp bạn tăng năng lượng và việc không uống cà phê/đường không được có thể là dấu hiệu cho thấy năng lượng dự trữ và khả năng đối phó với stress đang giảm.
Thay đổi đường huyết: Căng thẳng liên tục có thể làm ảnh hưởng đến cân bằng đường huyết, khiến bạn cảm thấy liên tục bị thay đổi năng lượng từ có sang mất. (Nguồn ảnh: Foxnews)