1. Chè Thái. Đặc sản Thái Nguyên hàng đầu chính là chè, bởi nước chè Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ nhớ mãi.Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp, nên đâu đâu trên miền đất Thái Nguyên cây chè cũng được phát triển tốt tươi, đã có những vùng chè nổi tiếng như chè La Bằng (Đại Từ); chè Khe Cốc (Phú Lương); chè Trại Cài (Đồng Hỷ) nhưng nổi tiếng hơn cả là chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Quả thật chè Tân Cương Thái Nguyên đã sánh ngang được với trà Atxam nổi tiếng của Ấn Độ hay trà đặc sản Long Tỉnh của Trung Quốc. 2. Bánh chưng Bờ Đậu. Bánh Chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp nương của vùng rừng Định Hóa, thịt lợn sạch của người dân tộc, dưới bàn tay lành nghề của người dân Sơn Cẩm, mang hương vị đặc biệt mà không nơi nào có được. Lá dong gói bánh là lá dong rừng, mọc hoàn toàn tự nhiên và được thu hái tại vùng núi Na rỳ của tỉnh Bắc Kạn nên khi luộc xong, màu bánh trông rất đẹp mắt.Bóc chiếc bánh chưng Bờ Đậu, vỏ bánh xanh mướt, dẻo, nhân bánh bùi ngậy pha chút cay cay, thơm thơm của hạt tiêu, cảm giác như cả đất trời cùng hòa quyện trong từng chiếc bánh và câu chuyện Lang Liêu dâng bánh được học thuở thiếu thời lại hiển hiện.3. Bánh Cooc Mò của người Tày, Nùng. Tiếng Tày, coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì món đặc sản Thái Nguyên này có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò. Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh coóc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán.Gạo nếp phải được vo nhiều lần, ngâm vài giờ cho mềm. Lá chuối xé miếng vuông, cuộn lại thành hình chiếc phễu rồi đổ nếp vào bên trong, vỗ nhẹ bên ngoài cho nếp chặt lại, gấp mép lá và dùng lạt mềm buộc bánh. Công đoạn buộc lạt quyết định chất lượng của chiếc bánh. Nếu buộc lạt lỏng quá thì khi nấu bánh sẽ bị vào nước, nhão, không ngon. Nếu buộc lạt chặt quá, hạt nếp sẽ không nở, bánh bị sần, không dẻo và không thơm.Bánh cooc mò được xâu thành từng cặp hoặc từng chùm nhỏ, cho vào nồi luộc khoảng hai giờ là bánh chín. Bánh cooc mò có màu xanh nhạt của lá chuối, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao. Tuy bánh không có nhân nhưng càng nhai càng cảm nhận được vị thơm, béo, dẻo ẩn chứa trong từng hạt nếp. Người ưa ngọt có thể ăn bánh cooc mò kèm mật ong hay đường kính.4. Trám Hà Châu. Hà Châu là một xã của huyện Phú Bình Thái Nguyên, cách Thái Nguyên 30km về hướng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản vật thiên nhiên như măng tre, trám rừng bên cạnh đó là các loại rau củ quả được trồng khá nhiều. Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân Phú Bình thì trám đen một trong những đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Hà Châu. Trám đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, chín quả vào tháng 7, quả trám hình thoi, khi chín có màu đen, cùi trám màu vàng, hạt trám nhọn hai đầu, nhân trám trắng ngần. Theo người dân xã Hà Châu, cây trám đen được trồng bằng hạt tại Hà Châu từ hàng trăm năm trước. Trung bình từ 7-8 năm cây trám mới cho quả, tỷ lệ cây cái chỉ chiếm khoảng 30%.Do hợp thổ nhưỡng nên quả trám trồng ở Hà Châu rất đặc biệt: bùi, thơm, chặt thịt hơn hẳn trám được trồng ở các địa phương khác, bởi thế trám đen đã trở thành đặc sản của mảnh đất này. Đến kỳ thu hoạch, người dân hầu như không phải mang ra chợ, tư thương về đặt mua tận nhà, thậm chí còn đặt mua cả cây khi trám bắt đầu đơm quả. Nhiều người ở tận Hà Nội, Hải Phòng cũng tìm đến Hà Châu mua trám.5. Xôi thập cẩm. Cũng giống như nhiều dân tộc khác, thường ngày, người Dao ở Thái Nguyên ăn cơm tẻ, những lúc gia đình có công việc: Lễ tết, vào nhà mới, nhờ anh em cấy giúp hoặc vào vụ thu hoạch, người Dao thường nấu xôi.Món xôi của người Dao được nấu khá cầu kỳ. Ngoài xôi trắng, người Dao còn sử dụng các loại lá cây để đồ xôi nhiều màu hay còn gọi là xôi thập cẩm. Gạo để đồ xôi phải là thứ gạo do chính gia đình trồng trên nương và đều hạt, được nhặt hết sạn. Người Dao có bí quyết riêng để trong quá trình ngâm gạo ngấm đều nước màu, khi nấu thành xôi màu sắc không quá sẫm hoặc không quá nhạt. Khi gạo ráo, đem gạo đã ngâm đổ vào chõ, lần lượt theo từng loại màu riêng biệt với quy tắc: gạo màu sẫm nhất ở phía dưới cùng, gạo trắng xếp trên cùng. Khi chõ xôi chín người ta dỡ lần lượt từng lớp xôi màu ra một chiếc rá to, sau đó trộn lẫn các màu với nhau để thành món xôi thập cẩm.6. Măng đắng ngàn me. Người dân TP.Thái Nguyên thường gọi món măng này là măng Ngàn Me bởi nó được lấy từ rừng Ngàn Me về. Măng đắng được bày bán khá nhiều ở chợ Chùa Hang, Đồng Hỷ và dọc Quốc lộ 1B đoạn qua cầu Gia Bẩy.Không giống các loại măng khác, măng đắng ngàn me chỉ nhỏ cỡ bằng ngón tay người lớn. Cách chế biến đơn giản nhất là luộc măng chấm với muối ớt hoặc mắm tôm chanh. Nếu không muốn ăn luộc có thể chế biến măng thành nhiều món: xào, nấu canh… mỗi món ăn lại có một vị hấp dẫn riêng.
1. Chè Thái. Đặc sản Thái Nguyên hàng đầu chính là chè, bởi nước chè Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ nhớ mãi.
Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp, nên đâu đâu trên miền đất Thái Nguyên cây chè cũng được phát triển tốt tươi, đã có những vùng chè nổi tiếng như chè La Bằng (Đại Từ); chè Khe Cốc (Phú Lương); chè Trại Cài (Đồng Hỷ) nhưng nổi tiếng hơn cả là chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Quả thật chè Tân Cương Thái Nguyên đã sánh ngang được với trà Atxam nổi tiếng của Ấn Độ hay trà đặc sản Long Tỉnh của Trung Quốc.
2. Bánh chưng Bờ Đậu. Bánh Chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp nương của vùng rừng Định Hóa, thịt lợn sạch của người dân tộc, dưới bàn tay lành nghề của người dân Sơn Cẩm, mang hương vị đặc biệt mà không nơi nào có được. Lá dong gói bánh là lá dong rừng, mọc hoàn toàn tự nhiên và được thu hái tại vùng núi Na rỳ của tỉnh Bắc Kạn nên khi luộc xong, màu bánh trông rất đẹp mắt.
Bóc chiếc bánh chưng Bờ Đậu, vỏ bánh xanh mướt, dẻo, nhân bánh bùi ngậy pha chút cay cay, thơm thơm của hạt tiêu, cảm giác như cả đất trời cùng hòa quyện trong từng chiếc bánh và câu chuyện Lang Liêu dâng bánh được học thuở thiếu thời lại hiển hiện.
3. Bánh Cooc Mò của người Tày, Nùng. Tiếng Tày, coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì món đặc sản Thái Nguyên này có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò. Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh coóc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị rất ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán.
Gạo nếp phải được vo nhiều lần, ngâm vài giờ cho mềm. Lá chuối xé miếng vuông, cuộn lại thành hình chiếc phễu rồi đổ nếp vào bên trong, vỗ nhẹ bên ngoài cho nếp chặt lại, gấp mép lá và dùng lạt mềm buộc bánh. Công đoạn buộc lạt quyết định chất lượng của chiếc bánh. Nếu buộc lạt lỏng quá thì khi nấu bánh sẽ bị vào nước, nhão, không ngon. Nếu buộc lạt chặt quá, hạt nếp sẽ không nở, bánh bị sần, không dẻo và không thơm.
Bánh cooc mò được xâu thành từng cặp hoặc từng chùm nhỏ, cho vào nồi luộc khoảng hai giờ là bánh chín. Bánh cooc mò có màu xanh nhạt của lá chuối, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao. Tuy bánh không có nhân nhưng càng nhai càng cảm nhận được vị thơm, béo, dẻo ẩn chứa trong từng hạt nếp. Người ưa ngọt có thể ăn bánh cooc mò kèm mật ong hay đường kính.
4. Trám Hà Châu. Hà Châu là một xã của huyện Phú Bình Thái Nguyên, cách Thái Nguyên 30km về hướng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản vật thiên nhiên như măng tre, trám rừng bên cạnh đó là các loại rau củ quả được trồng khá nhiều. Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân Phú Bình thì trám đen một trong những đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Hà Châu.
Trám đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, chín quả vào tháng 7, quả trám hình thoi, khi chín có màu đen, cùi trám màu vàng, hạt trám nhọn hai đầu, nhân trám trắng ngần. Theo người dân xã Hà Châu, cây trám đen được trồng bằng hạt tại Hà Châu từ hàng trăm năm trước. Trung bình từ 7-8 năm cây trám mới cho quả, tỷ lệ cây cái chỉ chiếm khoảng 30%.
Do hợp thổ nhưỡng nên quả trám trồng ở Hà Châu rất đặc biệt: bùi, thơm, chặt thịt hơn hẳn trám được trồng ở các địa phương khác, bởi thế trám đen đã trở thành đặc sản của mảnh đất này. Đến kỳ thu hoạch, người dân hầu như không phải mang ra chợ, tư thương về đặt mua tận nhà, thậm chí còn đặt mua cả cây khi trám bắt đầu đơm quả. Nhiều người ở tận Hà Nội, Hải Phòng cũng tìm đến Hà Châu mua trám.
5. Xôi thập cẩm. Cũng giống như nhiều dân tộc khác, thường ngày, người Dao ở Thái Nguyên ăn cơm tẻ, những lúc gia đình có công việc: Lễ tết, vào nhà mới, nhờ anh em cấy giúp hoặc vào vụ thu hoạch, người Dao thường nấu xôi.
Món xôi của người Dao được nấu khá cầu kỳ. Ngoài xôi trắng, người Dao còn sử dụng các loại lá cây để đồ xôi nhiều màu hay còn gọi là xôi thập cẩm. Gạo để đồ xôi phải là thứ gạo do chính gia đình trồng trên nương và đều hạt, được nhặt hết sạn.
Người Dao có bí quyết riêng để trong quá trình ngâm gạo ngấm đều nước màu, khi nấu thành xôi màu sắc không quá sẫm hoặc không quá nhạt. Khi gạo ráo, đem gạo đã ngâm đổ vào chõ, lần lượt theo từng loại màu riêng biệt với quy tắc: gạo màu sẫm nhất ở phía dưới cùng, gạo trắng xếp trên cùng. Khi chõ xôi chín người ta dỡ lần lượt từng lớp xôi màu ra một chiếc rá to, sau đó trộn lẫn các màu với nhau để thành món xôi thập cẩm.
6. Măng đắng ngàn me. Người dân TP.Thái Nguyên thường gọi món măng này là măng Ngàn Me bởi nó được lấy từ rừng Ngàn Me về. Măng đắng được bày bán khá nhiều ở chợ Chùa Hang, Đồng Hỷ và dọc Quốc lộ 1B đoạn qua cầu Gia Bẩy.
Không giống các loại măng khác, măng đắng ngàn me chỉ nhỏ cỡ bằng ngón tay người lớn. Cách chế biến đơn giản nhất là luộc măng chấm với muối ớt hoặc mắm tôm chanh. Nếu không muốn ăn luộc có thể chế biến măng thành nhiều món: xào, nấu canh… mỗi món ăn lại có một vị hấp dẫn riêng.