Bánh cooc mò. Cooc mò có nghĩa là sừng bò, cái tên lạ lùng bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Bánh là đặc sản, món truyền thống không thể thiếu trong dịp đầy tháng, thôi nôi của người Tày vùng Võ Nhai, Thái Nguyên. Nguyên liệu để làm cooc mò gồm lá dong, gạo nếp, lạc và một chút lạt mềm. Làm bánh cooc mò khá đơn giản so với những loại bánh khác song lại đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt trong công đoạn buộc lạt. Nếu lỏng tay, bánh dễ bị nhiễm nước, trở nên nhão, nhạt, không ngon trong khi buộc chặt hạt nếp khó có thể nở, bánh bị sần, không dẻo và mất đi mùi thơm đặc trưng. Điều đặc biệt của cooc mò là không nhân nhưng càng nhai càng dễ cảm nhận vị thơm, béo, dẻo trong từng hạt nếp. Măng đắng ngàn me. Măng đắng Đồng Hỷ được đánh giá ngon hơn cả nhờ vị đắng xen với ngọt nhẹ. Không giống các loại măng khác, măng đắng ngàn me chỉ nhỏ cỡ bằng ngón tay người lớn. Trám đen Hà Châu. Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân Phú Bình thì trám đen một trong những đặc sản nổi tiếng. Trám có vị bùi, thơm mùi cây núi rất thích hợp để làm xôi nhân trám, kho thịt. Bánh ngải. Lá ngải cứu không chỉ là một vị thuốc đặc trưng trong Đông y mà còn là nguyên liệu làm nên đặc sản bánh ngải nổi tiếng của người Tày.
Bánh khá dễ ăn, mát và không ngấy. Sự hấp dẫn của bánh còn ở vị hăng hăng, thơm lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, ngọt của nếp và đường. Nem chua Đại Từ. Không giống các loại nem chua khác bóc ra là thưởng thức được ngay, nem chua Đại Từ cần dành chút thời gian nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo nóng. Sự cầu kỳ này hoàn toàn xứng đáng khi nhâm nhi vị bùi của lá ổi hòa quyện vị ngọt mềm từ thịt, hương thơm từ lá chuối nướng vùi trong than củi. Ngoài ra, Thái Nguyên còn nổi tiếng với Bánh chưng Bờ Đậu. Nhờ có bí quyết riêng bánh nơi đây luôn giữ được vị dẻo thơm, xanh đẹp mắt ít nơi có được. Tôm cuốn Thừa Lâm. Cơm lam Định Hóa. Cơm lam quyến rũ người ăn bởi sự dẻo thơm từ gạo nếp và mùi thơm từ sự hòa quyện của tre non, lá chuối. Không gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món ăn bên bếp lửa bập bùng ngày đông.
Đậu phụ Bình Long. Người dân nơi đây khá kén nguyên liệu làm đậu. Họ lựa chọn giống đậu tương mới, tròn đều, không lép để chế biến nên phần đậu trắng, mềm mát và thơm dịu.
Bánh cooc mò. Cooc mò có nghĩa là sừng bò, cái tên lạ lùng bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Bánh là đặc sản, món truyền thống không thể thiếu trong dịp đầy tháng, thôi nôi của người Tày vùng Võ Nhai, Thái Nguyên.
Nguyên liệu để làm cooc mò gồm lá dong, gạo nếp, lạc và một chút lạt mềm. Làm bánh cooc mò khá đơn giản so với những loại bánh khác song lại đòi hỏi sự cẩn trọng đặc biệt trong công đoạn buộc lạt. Nếu lỏng tay, bánh dễ bị nhiễm nước, trở nên nhão, nhạt, không ngon trong khi buộc chặt hạt nếp khó có thể nở, bánh bị sần, không dẻo và mất đi mùi thơm đặc trưng. Điều đặc biệt của cooc mò là không nhân nhưng càng nhai càng dễ cảm nhận vị thơm, béo, dẻo trong từng hạt nếp.
Măng đắng ngàn me. Măng đắng Đồng Hỷ được đánh giá ngon hơn cả nhờ vị đắng xen với ngọt nhẹ. Không giống các loại măng khác, măng đắng ngàn me chỉ nhỏ cỡ bằng ngón tay người lớn.
Trám đen Hà Châu. Trong các sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân Phú Bình thì trám đen một trong những đặc sản nổi tiếng. Trám có vị bùi, thơm mùi cây núi rất thích hợp để làm xôi nhân trám, kho thịt.
Bánh ngải. Lá ngải cứu không chỉ là một vị thuốc đặc trưng trong Đông y mà còn là nguyên liệu làm nên đặc sản bánh ngải nổi tiếng của người Tày.
Bánh khá dễ ăn, mát và không ngấy. Sự hấp dẫn của bánh còn ở vị hăng hăng, thơm lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, ngọt của nếp và đường.
Nem chua Đại Từ. Không giống các loại nem chua khác bóc ra là thưởng thức được ngay, nem chua Đại Từ cần dành chút thời gian nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo nóng. Sự cầu kỳ này hoàn toàn xứng đáng khi nhâm nhi vị bùi của lá ổi hòa quyện vị ngọt mềm từ thịt, hương thơm từ lá chuối nướng vùi trong than củi.
Ngoài ra, Thái Nguyên còn nổi tiếng với Bánh chưng Bờ Đậu. Nhờ có bí quyết riêng bánh nơi đây luôn giữ được vị dẻo thơm, xanh đẹp mắt ít nơi có được.
Tôm cuốn Thừa Lâm.
Cơm lam Định Hóa. Cơm lam quyến rũ người ăn bởi sự dẻo thơm từ gạo nếp và mùi thơm từ sự hòa quyện của tre non, lá chuối. Không gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món ăn bên bếp lửa bập bùng ngày đông.
Đậu phụ Bình Long. Người dân nơi đây khá kén nguyên liệu làm đậu. Họ lựa chọn giống đậu tương mới, tròn đều, không lép để chế biến nên phần đậu trắng, mềm mát và thơm dịu.