Khi cần giảm cân cấp tốc cần thực hiện những bài tập dành cho các nhóm cơ lên để đạt hiệu quả đốt calo nhiều nhất. Những bài tập hướng tới cơ hoặc nhóm cơ nhỏ như cuốn tạ tay, cơ ba đầu hay cơ bắp chân chỉ lãng phí thời gian. Đẩy tạ nằm là một động tác liên quan đến nhiều nhóm cơ nghe có vẻ rất tốt nhưng đối với những người thừa nhiều cân thì bài tập này sẽ bị hạn chế cử động, dẫn đến bị giảm hiệu quả. Nếu muốn thực hiện bài tập này thì nên chọn tư thế ngả lưng thay vì nằm. Động tác gập bụng đồng nghĩa với tập bụng và ai cũng muốn điều đó. Nhưng những bài tập để có cơ bụng 6 múi thực chỉ có tác dụng khi lượng mỡ trong cơ thể giảm xuống một mức nhất định để cơ bụng có thể lộ ra nên bài tập này không phù hợp với những người quá béo. Tương tự như động tác gập bụng, ngồi gập bụng hướng tới các cơ bụng trước phần lớn sẽ bị lớp mỡ bụng che đi mất. Ngoài ra, ngồi gập bụng khiến lưng dưới bị căng, nhất là khi bạn vẫn đang thừa nhiều cân. Khi giữ cơ thể ở tư thế plank, phần xương sống vùng thắt lưng sẽ bị đè nặng, nhất là đối với những người bụng to. Tư thế này có thể điều chỉnh một chút bằng cách chạm gối xuống sàn. Động tác chùng căng cơ về phía trước là bài tập liên quan đến nhiều khớp nối và sẽ thật sự là thử thách đối với những người thừa cân và những người mới tập vì khó giữ cân bằng. Nhảy dây hay bất kỳ động tác nhảy nào có tác dụng đốt calo rất tốt nhưng ảnh hưởng của động tác này đối với cơ thể là gây sức ép lên các khớp chân khi chạm chân xuống đất. Có thể chuyển sang động tác dậm chân cao hoặc bước dài để tăng nhịp tim nhưng vẫn không ảnh hưởng đến khớp chân.Đối với những người thừa cân, bài tập chạy thực sự không tốt vì mặc dù vẫn phải tập các bài tập cardio để giảm cân nhưng tốt hơn hết là chọn những bài tập không ảnh hưởng đến khớp chân như đi bộ, đạp xe, bơi lội. Đã có rất nhiều lời khen ngợi về hiệu quả đốt mỡ của các bài tập HIIT tức cường độ cao cách quãng nhưng đối với những người thừa cân, cần tập cardio làm cơ sở trước khi tập HIIT và cần duy trì tỉ lệ tập – nghỉ nhiều hơn, chẳng hạn 3 phút tập và 3 phút hồi phục thay vì 30-60 giây tập, 15-30 giây nghỉ theo quy trình tập HIIT thông thường.
Khi cần giảm cân cấp tốc cần thực hiện những bài tập dành cho các nhóm cơ lên để đạt hiệu quả đốt calo nhiều nhất. Những bài tập hướng tới cơ hoặc nhóm cơ nhỏ như cuốn tạ tay, cơ ba đầu hay cơ bắp chân chỉ lãng phí thời gian.
Đẩy tạ nằm là một động tác liên quan đến nhiều nhóm cơ nghe có vẻ rất tốt nhưng đối với những người thừa nhiều cân thì bài tập này sẽ bị hạn chế cử động, dẫn đến bị giảm hiệu quả. Nếu muốn thực hiện bài tập này thì nên chọn tư thế ngả lưng thay vì nằm.
Động tác gập bụng đồng nghĩa với tập bụng và ai cũng muốn điều đó. Nhưng những bài tập để có cơ bụng 6 múi thực chỉ có tác dụng khi lượng mỡ trong cơ thể giảm xuống một mức nhất định để cơ bụng có thể lộ ra nên bài tập này không phù hợp với những người quá béo.
Tương tự như động tác gập bụng, ngồi gập bụng hướng tới các cơ bụng trước phần lớn sẽ bị lớp mỡ bụng che đi mất. Ngoài ra, ngồi gập bụng khiến lưng dưới bị căng, nhất là khi bạn vẫn đang thừa nhiều cân.
Khi giữ cơ thể ở tư thế plank, phần xương sống vùng thắt lưng sẽ bị đè nặng, nhất là đối với những người bụng to. Tư thế này có thể điều chỉnh một chút bằng cách chạm gối xuống sàn.
Động tác chùng căng cơ về phía trước là bài tập liên quan đến nhiều khớp nối và sẽ thật sự là thử thách đối với những người thừa cân và những người mới tập vì khó giữ cân bằng.
Nhảy dây hay bất kỳ động tác nhảy nào có tác dụng đốt calo rất tốt nhưng ảnh hưởng của động tác này đối với cơ thể là gây sức ép lên các khớp chân khi chạm chân xuống đất. Có thể chuyển sang động tác dậm chân cao hoặc bước dài để tăng nhịp tim nhưng vẫn không ảnh hưởng đến khớp chân.
Đối với những người thừa cân, bài tập chạy thực sự không tốt vì mặc dù vẫn phải tập các bài tập cardio để giảm cân nhưng tốt hơn hết là chọn những bài tập không ảnh hưởng đến khớp chân như đi bộ, đạp xe, bơi lội.
Đã có rất nhiều lời khen ngợi về hiệu quả đốt mỡ của các bài tập HIIT tức cường độ cao cách quãng nhưng đối với những người thừa cân, cần tập cardio làm cơ sở trước khi tập HIIT và cần duy trì tỉ lệ tập – nghỉ nhiều hơn, chẳng hạn 3 phút tập và 3 phút hồi phục thay vì 30-60 giây tập, 15-30 giây nghỉ theo quy trình tập HIIT thông thường.