Vào dịp lễ Tết, nỗi lo an toàn thực phẩm lại tăng cao. Nguyên nhân xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm rất nhiều nhưng chủ yếu vẫn là thói quen để thực phẩm qua ngày và thực phẩm không sạch.Chọn thực phẩm sạch. Một trong những nguyên tắc đầu tiên để chế biến món ăn ngon và tránh ngộ độc là lựa chọn thực phẩm sạch. Những loại thực phẩm đã qua giết mổ thì nên chọn ở những cửa hàng có uy tín và tốt nhất là mua ở những cửa hàng có bảo hành chất lượng cho khách hàng.Rau, quả nên mua ở những cửa hàng bán rau, quả sạch. Những loại thực phẩm đồ hộp cần quan sát kỹ xem về hạn sử dụng, không mua các loại đồ hộp bị phồng, méo mó, hộp đã gỉ.Thực phẩm sau khi mua về nếu không chế biến ngay cần được bảo quản trong tủ lạnh. Bạn cũng nên để thức ăn chín và sống riêng ngăn để thực phẩm không bị lây nhiễm chéo. Thực phẩm sống chỉ nên để tủ lạnh cùng lắm là 2 ngày.Rửa tay và vệ sinh vật dụng ăn uống thường xuyên. Tưởng chừng việc rửa tay là của đứa trẻ mẫu giáo nhưng rất nhiều người lớn cũng rửa tay không đúng cách. Theo các chuyên gia, cần rửa tay bằng nước ấm cùng xà bông diệt khuẩn, sau đó lau khô tay với khăn vải mềm.Những vật dụng vệ sinh như giẻ rửa bát, thau, bồn rửa cũng nên được rửa sạch hàng ngày hoặc ngâm giấm, nước nóng để loại bỏ vi khuẩn gây hại bám trên bề mặt.Cân bằng dinh dưỡng. Vào dịp lễ Tết thì các món ăn cổ truyền như bánh chưng, thịt đông sẽ được ưu tiên trên mâm cỗ. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này lại chứa hàm lượng chất béo cực kỳ cao có thể gây ra chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa gây ngộ độc thực phẩm.Do vậy, nên cân bằng dinh dưỡng, thêm nhiều món rau vào mâm cỗ hơn ngày thường để hệ tiêu hóa có thể dễ hoạt động và dinh dưỡng trong cơ thể cũng được cân bằng hơn.Che đậy thực phẩm. Thực phẩm ngày Tết thường được để qua ngày vì vậy mà việc bảo quản cũng cần phải rất cẩn thận. Hãy che đậy thức ăn trong hộp kín, tủ kính hay tủ lạnh. Và phải vệ sinh ngăn lồng thật sạch sẽ mới cho đồ ăn vào cất giữ.
Vào dịp lễ Tết, nỗi lo an toàn thực phẩm lại tăng cao. Nguyên nhân xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm rất nhiều nhưng chủ yếu vẫn là thói quen để thực phẩm qua ngày và thực phẩm không sạch.
Chọn thực phẩm sạch. Một trong những nguyên tắc đầu tiên để chế biến món ăn ngon và tránh ngộ độc là lựa chọn thực phẩm sạch. Những loại thực phẩm đã qua giết mổ thì nên chọn ở những cửa hàng có uy tín và tốt nhất là mua ở những cửa hàng có bảo hành chất lượng cho khách hàng.
Rau, quả nên mua ở những cửa hàng bán rau, quả sạch. Những loại thực phẩm đồ hộp cần quan sát kỹ xem về hạn sử dụng, không mua các loại đồ hộp bị phồng, méo mó, hộp đã gỉ.
Thực phẩm sau khi mua về nếu không chế biến ngay cần được bảo quản trong tủ lạnh. Bạn cũng nên để thức ăn chín và sống riêng ngăn để thực phẩm không bị lây nhiễm chéo. Thực phẩm sống chỉ nên để tủ lạnh cùng lắm là 2 ngày.
Rửa tay và vệ sinh vật dụng ăn uống thường xuyên. Tưởng chừng việc rửa tay là của đứa trẻ mẫu giáo nhưng rất nhiều người lớn cũng rửa tay không đúng cách. Theo các chuyên gia, cần rửa tay bằng nước ấm cùng xà bông diệt khuẩn, sau đó lau khô tay với khăn vải mềm.
Những vật dụng vệ sinh như giẻ rửa bát, thau, bồn rửa cũng nên được rửa sạch hàng ngày hoặc ngâm giấm, nước nóng để loại bỏ vi khuẩn gây hại bám trên bề mặt.
Cân bằng dinh dưỡng. Vào dịp lễ Tết thì các món ăn cổ truyền như bánh chưng, thịt đông sẽ được ưu tiên trên mâm cỗ. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này lại chứa hàm lượng chất béo cực kỳ cao có thể gây ra chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa gây ngộ độc thực phẩm.
Do vậy, nên cân bằng dinh dưỡng, thêm nhiều món rau vào mâm cỗ hơn ngày thường để hệ tiêu hóa có thể dễ hoạt động và dinh dưỡng trong cơ thể cũng được cân bằng hơn.
Che đậy thực phẩm. Thực phẩm ngày Tết thường được để qua ngày vì vậy mà việc bảo quản cũng cần phải rất cẩn thận. Hãy che đậy thức ăn trong hộp kín, tủ kính hay tủ lạnh. Và phải vệ sinh ngăn lồng thật sạch sẽ mới cho đồ ăn vào cất giữ.