Người phụ nữ suýt bị điếc vì thói quen nhiều người Việt mắc phải

Google News

Một nữ bệnh nhân người Đài Loan thường xuyên dùng bông ngoáy tai nên bị ngứa và ù tai giảm thính lực nặng.

Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền về câu chuyện một bệnh nhân nữ tên là Tiểu Quyên (tên nhân vật đã được thay đổi) người ở Đài Loan, Trung Quốc bị giảm thính lực suýt bị điếc chỉ vì thói quen thường xuyên dùng bông ngoáy tai sau khi tắm dẫn tới tình trạng ù nặng.
Theo chia sẻ của vị bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, Li Ruiwen cho biết không nhất thiết phải làm sạch lỗ tai quá mức, vì lớp biểu bì ống tai ngoài có chức năng tự làm sạch. Dùng tăm bông ngoáy tai hoặc có thói quen vệ sinh tai không đúng cách sẽ gây viêm nhiễm và tổn thương tai. Nhiều trường hợp nếu bạn dùng bông đưa vào ốc tai quá sâu sẽ có thể bị suy giảm thính lực và nhiễm trùng nội sọ.
Nguoi phu nu suyt bi diec vi thoi quen nhieu nguoi Viet mac phai
 Một phụ nữ suýt điếc do thói quen mà 99% người Việt mắc phải.
Bên cạnh đó, việc nhiều người lạm dụng thuốc nhỏ tai cũng phải được bác sĩ chỉ định sử dụng. Lạm dụng thuốc có thể làm ảnh hưởng đến chức năng bình thường của tai.
Chuyên gia chia sẻ cách vệ sinh tai an toàn
Lau tai bằng vải ẩm: Khi bạn thấy tai của mình bị ngừa bẩn và cần phải vệ sinh bạn không nên dùng bông ngoáy tai mà có thể dùng tăm bông hoặc một miếng khăn ướt lau sạch vùng tai bên ngoài.
Dùng chất làm mềm ráy tai: Hiện nay trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại thuốc không kê đơn có công dụng làm mềm lớp sáp trong tai với thành phần chính là: Dầu khoáng, glycerin, peroxide, nước muối, hydro peroxide, dầu tắm trẻ em. Bạn có thể mua loại thuốc này rồi làm theo hướng dẫn cụ thể.
Nguoi phu nu suyt bi diec vi thoi quen nhieu nguoi Viet mac phai-Hinh-2
 Sai lầm khi ngoáy tai gây điếc cho bạn.
Một số điều cần lưu ý khi vệ sinh tai: Nếu như không cần thiết bạn không cần cố gắng vệ sinh ráy tai quá thường xuyên vì như đã nói, ráy tai có tác dụng chống vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào bên trong. Bởi việc lấy ráy tai có khả năng gây tổn thương đến màng nhĩ, hỏng thính giác vĩnh viễn hoặc nếu không biết sử dụng, chúng có thể đẩy sáp đi sâu hơn vào ống tai trong làm giảm thính lực của bạn.
Theo Min Min/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)