Bạn có thể bị chứng Hypersomnia (ngủ quá nhiều): Trái ngược với chứng mất ngủ, chứng Hypersomnia là một tình trạng được biết đến với thời gian ngủ tăng vào ban đêm hoặc ban ngày. Trong thực tế, người mắc tình trạng này thường buồn ngủ ban ngày. Trong trường hợp này, bạn có thể ngủ ngay cả khi bạn đang lái xe hoặc đang làm việc. Mặc dù ngủ nhiều hơn 10 tiếng nhưng rất có thể bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.Trầm cảm: Trong khi một số người trưởng thành bị mất ngủ là dấu hiệu của trầm cảm, có một tỷ lệ người lớn, cũng như trẻ em và thanh thiếu niên cũng bị ngủ quá nhiều do trầm cảm.Tim có vấn đề: Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc bệnh tim đó là bạn ngủ quá nhiều cả đêm lẫn ngày dù bạn không phải làm việc quá sức. Đó là lý do tại sao không dễ để phân biệt liệu việc ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày có thể liên quan đến các vấn đề về tim.Bệnh tuyến giáp: Có 2 loại vấn đề về tuyến giáp ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong khi một trong số chúng gây ra chứng mất ngủ, thì cái còn lại gây ra chứng buồn ngủ hoặc cảm giác mệt mỏi mọi lúc. Suy giáp có liên quan đến việc ngủ hơn 10 giờ mỗi ngày và có thể gây ra mệt mỏi vào ban ngày. Nếu bạn không gặp vấn đề sức khỏe nào khác nhưng vẫn ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày, thì nên kiểm tra tuyến giáp.Ngủ nhiều hơn trong một mùa cụ thể: Đây là một rối loạn còn được gọi là SAD. Các mùa khác nhau có tác động khác nhau đối với những người đấu tranh với vấn đề sức khỏe này. Ngủ quá nhiều thường bắt đầu vào mùa đông, còn được gọi là trầm cảm mùa đông.Giấc ngủ bị xáo trộn vì chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ mà người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 10 lần trong giấc ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Do đó, giấc ngủ bị xáo trộn nhiều lần mỗi đêm và chúng ta cần ngủ nhiều giờ hơn để cảm thấy được nghỉ ngơi.Đau đầu: Thiếu ngủ sẽ gây ra đau đầu, và nó cũng xảy ra khi bạn ngủ quá nhiều. Các nhà khoa học khuyến cáo bạn không nên nằm trên giường nhiều ngay cả trong những ngày cuối tuần và ngày lễ. Nếu không, bạn có thể thức dậy với cơn đau đầu khủng khiếp. Nguyên nhân là giấc ngủ dài ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, kích hoạt cơn đau đầu.Đau lưng: Các triệu chứng đau lưng có thể trở nên tồi tệ hơn do hoạt động quá ít hoặc tốn nhiều thời gian trên giường. Ngủ ở tư thế không thuận lợi hoặc sử dụng đệm không tốt cũng gây đau lưng. Bạn cũng có thể buồn ngủ khi bị đau lưng, điều này khiến bạn càng muốn ngủ lâu hơn. Lúc này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để điều trị chứng đau lưng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.Ảnh hưởng tới não bộ: Theo một nghiên cứu, giấc ngủ dài ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, khả năng tập trung và ghi nhớ chi tiết của não bộ. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm cảm giác "sương mù não" nếu ngủ quá nhiều. Một nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ cho thấy những phụ nữ lớn tuổi ngủ nhiều hơn 8 giờ có nhận thức kém hơn, già đi 2 năm so với độ tuổi hiện tại.Tăng cân: Các nghiên cứu khác nhau cho thấy cả thời gian ngủ ngắn và dài đều liên quan đến bệnh tiểu đường và béo phì. Dành nhiều thời gian trên giường đồng nghĩa với việc bạn sẽ thức dậy muộn và không thể tập thể dục hoặc di chuyển ít đi, cơ thể sẽ đốt cháy calo ít hơn. Ảnh: Internet. Mời độc giả theo dõi video "Tư thế ngủ đúng cách | Sống khỏe mỗi ngày. Nguồn: THDT.
Bạn có thể bị chứng Hypersomnia (ngủ quá nhiều): Trái ngược với chứng mất ngủ, chứng Hypersomnia là một tình trạng được biết đến với thời gian ngủ tăng vào ban đêm hoặc ban ngày. Trong thực tế, người mắc tình trạng này thường buồn ngủ ban ngày. Trong trường hợp này, bạn có thể ngủ ngay cả khi bạn đang lái xe hoặc đang làm việc. Mặc dù ngủ nhiều hơn 10 tiếng nhưng rất có thể bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
Trầm cảm: Trong khi một số người trưởng thành bị mất ngủ là dấu hiệu của trầm cảm, có một tỷ lệ người lớn, cũng như trẻ em và thanh thiếu niên cũng bị ngủ quá nhiều do trầm cảm.
Tim có vấn đề: Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc bệnh tim đó là bạn ngủ quá nhiều cả đêm lẫn ngày dù bạn không phải làm việc quá sức. Đó là lý do tại sao không dễ để phân biệt liệu việc ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày có thể liên quan đến các vấn đề về tim.
Bệnh tuyến giáp: Có 2 loại vấn đề về tuyến giáp ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong khi một trong số chúng gây ra chứng mất ngủ, thì cái còn lại gây ra chứng buồn ngủ hoặc cảm giác mệt mỏi mọi lúc. Suy giáp có liên quan đến việc ngủ hơn 10 giờ mỗi ngày và có thể gây ra mệt mỏi vào ban ngày. Nếu bạn không gặp vấn đề sức khỏe nào khác nhưng vẫn ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày, thì nên kiểm tra tuyến giáp.
Ngủ nhiều hơn trong một mùa cụ thể: Đây là một rối loạn còn được gọi là SAD. Các mùa khác nhau có tác động khác nhau đối với những người đấu tranh với vấn đề sức khỏe này. Ngủ quá nhiều thường bắt đầu vào mùa đông, còn được gọi là trầm cảm mùa đông.
Giấc ngủ bị xáo trộn vì chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ mà người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 10 lần trong giấc ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Do đó, giấc ngủ bị xáo trộn nhiều lần mỗi đêm và chúng ta cần ngủ nhiều giờ hơn để cảm thấy được nghỉ ngơi.
Đau đầu: Thiếu ngủ sẽ gây ra đau đầu, và nó cũng xảy ra khi bạn ngủ quá nhiều. Các nhà khoa học khuyến cáo bạn không nên nằm trên giường nhiều ngay cả trong những ngày cuối tuần và ngày lễ. Nếu không, bạn có thể thức dậy với cơn đau đầu khủng khiếp. Nguyên nhân là giấc ngủ dài ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, kích hoạt cơn đau đầu.
Đau lưng: Các triệu chứng đau lưng có thể trở nên tồi tệ hơn do hoạt động quá ít hoặc tốn nhiều thời gian trên giường. Ngủ ở tư thế không thuận lợi hoặc sử dụng đệm không tốt cũng gây đau lưng. Bạn cũng có thể buồn ngủ khi bị đau lưng, điều này khiến bạn càng muốn ngủ lâu hơn. Lúc này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để điều trị chứng đau lưng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ảnh hưởng tới não bộ: Theo một nghiên cứu, giấc ngủ dài ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, khả năng tập trung và ghi nhớ chi tiết của não bộ. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm cảm giác "sương mù não" nếu ngủ quá nhiều. Một nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ cho thấy những phụ nữ lớn tuổi ngủ nhiều hơn 8 giờ có nhận thức kém hơn, già đi 2 năm so với độ tuổi hiện tại.
Tăng cân: Các nghiên cứu khác nhau cho thấy cả thời gian ngủ ngắn và dài đều liên quan đến bệnh tiểu đường và béo phì. Dành nhiều thời gian trên giường đồng nghĩa với việc bạn sẽ thức dậy muộn và không thể tập thể dục hoặc di chuyển ít đi, cơ thể sẽ đốt cháy calo ít hơn. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video "Tư thế ngủ đúng cách | Sống khỏe mỗi ngày. Nguồn: THDT.