Vắc xin COVID-19 là vắc xin nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do COVID-19; bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus Sars-Cov-2. Tuy nhiên, có những đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi tiêm vắc xin COVID -19 ví dụ như người bị dị ứng thực phẩm.Tại Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Bộ Y tế, quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, trong đó người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên. Tuy nhiên, không phải mọi trường hơp có tiền sử dị ứng đều chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19.Thực tế, vắc xin COVID-19 sẽ giúp bảo vệ bạn nhưng bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ, đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng hàng rào bảo vệ.Các tác dụng phụ này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Một số người không có tác dụng phụ.Có thể nói, đây được xem như một phần của quá trình huấn luyện hệ miễn dịch cách nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus Sars-Cov-2 nếu mắc phải.Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà vắc xin COVID-19 có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Đối với những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng, thì sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể gặp dị ứng cao hơn so với những người không mắc bệnh dị ứng.Do đó, theo nguyên tắc, người từng có cơ địa dị ứng cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc có nên tiêm vắc xin COVID-19 hay không và nếu tiêm sẽ có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm. Vậy trường hợp có tiền sử dị ứng nào không nên tiêm vắc xin COVID-19? Thứ nhất, không tiêm vắc xin COVID-19 với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vắc xin.Thứ hai, không tiêm vắc xin COVID-19 khi bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư).Thứ ba, không tiêm vắc xin COVID-19 nếu đang bị nhiễm trùng, sốt (≥ 37,5°C). Không tiêm vắc xin COVID-19 khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.TS.BS.Nguyễn Hữu Trường - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Theo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vắc xin COVID-19.Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn… đều có thể được chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 như những người không có tiền sử dị ứng.Một số đối tượng có thể được chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vaccine, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.Khuyến cáo, những trường hợp có phản ứng quá mẫn cần thận trọng và cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm vắc xin COVID-19. Sau khi tiêm phải theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút. Chú ý bổ sung đầy đủ nước, ăn đa dạng thực phẩm, các loại thức ăn mềm , dễ tiêu hóa, nghỉ ngơi, tránh vận động nặng.Mời bạn đọc xem video: Sở Giáo dục Hà Nội họp khẩn về phòng chống dịch COVID-19. Nguồn: HANOITV
Vắc xin COVID-19 là vắc xin nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do COVID-19; bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus Sars-Cov-2. Tuy nhiên, có những đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi tiêm vắc xin COVID -19 ví dụ như người bị dị ứng thực phẩm.
Tại Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Bộ Y tế, quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, trong đó người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên. Tuy nhiên, không phải mọi trường hơp có tiền sử dị ứng đều chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19.
Thực tế, vắc xin COVID-19 sẽ giúp bảo vệ bạn nhưng bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ, đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng hàng rào bảo vệ.
Các tác dụng phụ này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Một số người không có tác dụng phụ.
Có thể nói, đây được xem như một phần của quá trình huấn luyện hệ miễn dịch cách nhận diện mục tiêu và tiêu diệt virus Sars-Cov-2 nếu mắc phải.
Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà vắc xin COVID-19 có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Đối với những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng, thì sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể gặp dị ứng cao hơn so với những người không mắc bệnh dị ứng.
Do đó, theo nguyên tắc, người từng có cơ địa dị ứng cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc có nên tiêm vắc xin COVID-19 hay không và nếu tiêm sẽ có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.
Vậy trường hợp có tiền sử dị ứng nào không nên tiêm vắc xin COVID-19? Thứ nhất, không tiêm vắc xin COVID-19 với những trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vắc xin.
Thứ hai, không tiêm vắc xin COVID-19 khi bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư).
Thứ ba, không tiêm vắc xin COVID-19 nếu đang bị nhiễm trùng, sốt (≥ 37,5°C). Không tiêm vắc xin COVID-19 khi có các vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
TS.BS.Nguyễn Hữu Trường - Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Theo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin COVID-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vắc xin COVID-19.
Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn… đều có thể được chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 như những người không có tiền sử dị ứng.
Một số đối tượng có thể được chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vaccine, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.
Khuyến cáo, những trường hợp có phản ứng quá mẫn cần thận trọng và cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm vắc xin COVID-19. Sau khi tiêm phải theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút. Chú ý bổ sung đầy đủ nước, ăn đa dạng thực phẩm, các loại thức ăn mềm , dễ tiêu hóa, nghỉ ngơi, tránh vận động nặng.