Ngày 7/5, vắc xin SARS-CoV-2 (VeroCell) được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO phê duyệt, đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 79%.VeroCell được biết đến là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt chống lại virus COVID-19. Khi đi vào cơ thể, vắc xin VeroCell kích hoạt hệ miễn dịch sản xuất kháng thể, đưa cơ thể vào trạng thái sẵn sàng ứng phó với virus COVID-19 mà không gây bệnh.Vắc xin VeroCell được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm. Mỗi lọ chứa 01 liều vắc xin, mỗi liều chứa 0,5 ml. Thành phần vắc xin này được bổ sung hydroxit nhôm để tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch. Đối tượng tiêm vắc xin. Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị tiêm vắc xin VeroCell cho người 18 tuổi trở lên. Người từ 60 tuổi trở lên, hồ sơ hiệu quả và an toàn của vắc xin hiện không được đầy đủ vì chỉ một lượng nhỏ người trên 60 tuổi tham gia trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Dù vậy, tính sinh kháng thể sau tiêm vắc xin VeroCell là tương tự như ở người trẻ tuổi. Cần cân nhắc việc sử dụng vắc xin này ở những người lớn tuổi và chủ động giám sát phản ứng sau tiêm chủng. Với phụ nữ mang thai, tạm thời WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin VeroCell bởi lợi ích của việc tiêm phòng cho phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. Nhóm người mắc bệnh nền. Tiêm chủng được khuyến nghị cho những người mắc loại bệnh nền mà được xác định là có nguy cơ bị nặng nếu bị nhiễm COVID-19. Nhóm phụ nữ cho con bú. Vì đây không phải là vắc xin virus sống nên không có khả năng gây ra nguy cơ cho trẻ bú mẹ. Hiệu quả của vắc xin được mong đợi là tương tự giữa phụ nữ đang cho con bú và những người trưởng thành khác. WHO không khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm phòng. Nhóm người bị suy giảm miễn dịch, người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch, có thể tiêm vắc xin nếu họ thuộc nhóm nguy cơ, các thông tin, hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và rủi ro cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng. Lịch trình tiêm. Lịch trình khuyến nghị 2 liều (mỗi liều 0,5 ml, tiêm bắp). Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 21 đến 28 ngày. Chống chỉ định. Người có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc xin VeroCell trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2. Người quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit nhôm. Phản ứng sau tiêm. Các biến chứng bất lợi ghi nhận được hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn. Cụ thể, phản ứng tại chỗ tiêm thường là đau, đỏ, sưng, cứng và ngứa. Về phản ứng toàn thân, người tiêm đôi khi đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, ho, khó thở, buồn nôn và tiêu chảy. Lưu ý sau tiêm. Sau khi tiêm vắc xin, đối tượng tiêm chủng cần đến ngay bệnh viện nếu có các dấu hiệu sau: có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da; Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất.Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy; Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn và sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt. Ảnh: Internet Mời độc giả xem video: Dịch COVID - 19 đẩy mạnh cơn sốt NFT. Nguồn: VTV1
Ngày 7/5, vắc xin SARS-CoV-2 (VeroCell) được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO phê duyệt, đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 79%.
VeroCell được biết đến là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt chống lại virus COVID-19. Khi đi vào cơ thể, vắc xin VeroCell kích hoạt hệ miễn dịch sản xuất kháng thể, đưa cơ thể vào trạng thái sẵn sàng ứng phó với virus COVID-19 mà không gây bệnh.
Vắc xin VeroCell được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm. Mỗi lọ chứa 01 liều vắc xin, mỗi liều chứa 0,5 ml. Thành phần vắc xin này được bổ sung hydroxit nhôm để tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Đối tượng tiêm vắc xin. Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị tiêm vắc xin VeroCell cho người 18 tuổi trở lên. Người từ 60 tuổi trở lên, hồ sơ hiệu quả và an toàn của vắc xin hiện không được đầy đủ vì chỉ một lượng nhỏ người trên 60 tuổi tham gia trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng. Dù vậy, tính sinh kháng thể sau tiêm vắc xin VeroCell là tương tự như ở người trẻ tuổi. Cần cân nhắc việc sử dụng vắc xin này ở những người lớn tuổi và chủ động giám sát phản ứng sau tiêm chủng.
Với phụ nữ mang thai, tạm thời WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin VeroCell bởi lợi ích của việc tiêm phòng cho phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.
Nhóm người mắc bệnh nền. Tiêm chủng được khuyến nghị cho những người mắc loại bệnh nền mà được xác định là có nguy cơ bị nặng nếu bị nhiễm COVID-19.
Nhóm phụ nữ cho con bú. Vì đây không phải là vắc xin virus sống nên không có khả năng gây ra nguy cơ cho trẻ bú mẹ. Hiệu quả của vắc xin được mong đợi là tương tự giữa phụ nữ đang cho con bú và những người trưởng thành khác. WHO không khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm phòng.
Nhóm người bị suy giảm miễn dịch, người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch, có thể tiêm vắc xin nếu họ thuộc nhóm nguy cơ, các thông tin, hồ sơ về suy giảm miễn dịch cần được cung cấp cho nhân viên y tế để tư vấn về lợi ích và rủi ro cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm chủng.
Lịch trình tiêm. Lịch trình khuyến nghị 2 liều (mỗi liều 0,5 ml, tiêm bắp). Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 21 đến 28 ngày.
Chống chỉ định. Người có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắc xin VeroCell trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2. Người quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin như Hydroxit nhôm.
Phản ứng sau tiêm. Các biến chứng bất lợi ghi nhận được hầu hết là nhẹ đến trung bình và tồn tại trong thời gian ngắn. Cụ thể, phản ứng tại chỗ tiêm thường là đau, đỏ, sưng, cứng và ngứa. Về phản ứng toàn thân, người tiêm đôi khi đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, ho, khó thở, buồn nôn và tiêu chảy.
Lưu ý sau tiêm. Sau khi tiêm vắc xin, đối tượng tiêm chủng cần đến ngay bệnh viện nếu có các dấu hiệu sau: có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da; Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.
Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất.
Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy; Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.
Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn và sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Dịch COVID - 19 đẩy mạnh cơn sốt NFT. Nguồn: VTV1