Ngày Tết, bệnh nhân gút thường bị cám dỗ từ một số thực phẩm giàu đạm hoặc bia rượu. Điều này dẫn đến những hậu quả khôn lường như máu nhiễm mỡ tăng, men gan tăng và chức năng thận giảm…Do vậy, bệnh nhân gút cần kiêng ăn một số thực phẩm Tết sau.Bánh chưng, dưa hành, thịt đông: Nếu bánh chưng làm tăng sưng viêm thì thịt đông có chứa nhiều chất béo và dưa hành lại có hàm lượng muối cao. Đó là ba thực phẩm không tốt cho người bị gút, người bị suy thận có kèm tăng huyết áp cao hoặc bị phù.Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê): Chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gút ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng acid uric, gây ra các cơn đau gút.Hải sản (cua, ghẹ, sò, tôm, ngao, cá trích, cá ngừ): Thực phẩm này vừa giàu đạm lại nhiều chất béo khiến bệnh gút càng đau đớn và trầm trọng hơn.Gà tây, thịt ngỗng, trứng vịt lộn: Là top thực phẩm có hàm lượng purin cao, do đó bệnh nhân gút nên tránh ăn các loại thịt này.Nội tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi): Có lượng cholesterol và purin khá cao nên có thể gây ra các cơn đau gút cấp bất cứ lúc nào.Thịt chó: Chứa nhiều đạm nên chỉ cần ăn vài miếng thịt chó có thể khiến người bệnh gút sống dở, chết dở.Nem chua: Là đồ nhắm rất hấp dẫn trong dịp Tết nhưng vị chua trong nem được sinh ra từ thính gạo và thịt lợn có thể khiến acid uric sản sinh nhanh hơn. Do vậy, bệnh nhân gút cần tránh ngay món này.Một số loại rau (măng tây, măng tre, nấm, giá đỗ, các loại đậu đỗ, dọc mùng) cũng chứa nhiều nhân purin nên không an toàn cho người mắc gút.Thực phẩm giàu chất béo (mỡ, da động vật, đồ chiên rán) và chế biến với chất béo (mì tôm, thức ăn nhanh): Người bệnh gút cũng cần hạn chế nhằm giảm tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể và chế ngự cơn đau gút thành công.Socola trắng (sữa), bánh kẹo: Người bệnh gút cũng nên hạn chế để tránh thừa cân hoặc đường tăng cao gây tiểu đường, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh gút. Rượu, bia: Người bệnh gút cần cự tuyệt các thức uống này vì nó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp gây tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải urat qua thận.Nước ngọt, nước tăng lực: Những thức uống có ga này sẽ làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận, tăng nguy cơ mắc gút và sỏi thận nên không tốt cho người bệnh gút.Ngày Tết có rất nhiều nguy cơ làm bệnh gout nặng hơn vì thế những người bị bệnh này nên chú ý ăn thêm nhiều các loại rau quả như: Rau cần, súp lơ, dưa chuột, cải xanh, cà pháo, cà tím, cải bắp, củ cải, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê, táo, nho, sữa bò sẽ rất tốt. Ảnh: Internet. Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Ngày Tết, bệnh nhân gút thường bị cám dỗ từ một số thực phẩm giàu đạm hoặc bia rượu. Điều này dẫn đến những hậu quả khôn lường như máu nhiễm mỡ tăng, men gan tăng và chức năng thận giảm…Do vậy, bệnh nhân gút cần kiêng ăn một số thực phẩm Tết sau.
Bánh chưng, dưa hành, thịt đông: Nếu bánh chưng làm tăng sưng viêm thì thịt đông có chứa nhiều chất béo và dưa hành lại có hàm lượng muối cao. Đó là ba thực phẩm không tốt cho người bị gút, người bị suy thận có kèm tăng huyết áp cao hoặc bị phù.
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê): Chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gút ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng acid uric, gây ra các cơn đau gút.
Hải sản (cua, ghẹ, sò, tôm, ngao, cá trích, cá ngừ): Thực phẩm này vừa giàu đạm lại nhiều chất béo khiến bệnh gút càng đau đớn và trầm trọng hơn.
Gà tây, thịt ngỗng, trứng vịt lộn: Là top thực phẩm có hàm lượng purin cao, do đó bệnh nhân gút nên tránh ăn các loại thịt này.
Nội tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi): Có lượng cholesterol và purin khá cao nên có thể gây ra các cơn đau gút cấp bất cứ lúc nào.
Thịt chó: Chứa nhiều đạm nên chỉ cần ăn vài miếng thịt chó có thể khiến người bệnh gút sống dở, chết dở.
Nem chua: Là đồ nhắm rất hấp dẫn trong dịp Tết nhưng vị chua trong nem được sinh ra từ thính gạo và thịt lợn có thể khiến acid uric sản sinh nhanh hơn. Do vậy, bệnh nhân gút cần tránh ngay món này.
Một số loại rau (măng tây, măng tre, nấm, giá đỗ, các loại đậu đỗ, dọc mùng) cũng chứa nhiều nhân purin nên không an toàn cho người mắc gút.
Thực phẩm giàu chất béo (mỡ, da động vật, đồ chiên rán) và chế biến với chất béo (mì tôm, thức ăn nhanh): Người bệnh gút cũng cần hạn chế nhằm giảm tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể và chế ngự cơn đau gút thành công.
Socola trắng (sữa), bánh kẹo: Người bệnh gút cũng nên hạn chế để tránh thừa cân hoặc đường tăng cao gây tiểu đường, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh gút.
Rượu, bia: Người bệnh gút cần cự tuyệt các thức uống này vì nó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp gây tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải urat qua thận.
Nước ngọt, nước tăng lực: Những thức uống có ga này sẽ làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận, tăng nguy cơ mắc gút và sỏi thận nên không tốt cho người bệnh gút.
Ngày Tết có rất nhiều nguy cơ làm bệnh gout nặng hơn vì thế những người bị bệnh này nên chú ý ăn thêm nhiều các loại rau quả như: Rau cần, súp lơ, dưa chuột, cải xanh, cà pháo, cà tím, cải bắp, củ cải, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê, táo, nho, sữa bò sẽ rất tốt. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.