Hầu hết ai cũng tin rằng ngủ trưa càng nhiều càng khiến chúng ta tỉnh táo, tập trung cao độ để tiếp tục làm việc đạt năng suất cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, ngủ trưa quá lâu sẽ làm suy giảm khả năng nhận thức hoặc có liên quan đến bệnh Alzheimer. Đây chỉ là dấu hiệu báo sớm chứ không phải nguyên nhân gây ra bệnh.
Theo như tiến sĩ Yue Leng, giáo sư tâm thần học tại Đại học California San Francisco chỉ ra rằng: “Ngủ trưa dài là một dấu hiệu cho thấy quá trình lão hóa ngày càng tăng. Vì thế, nếu bạn không thường xuyên ngủ trưa, ngủ trưa quá nhiều hay cảm thấy buồn ngủ hơn trong ngày, thì đó có thể là dấu hiệu của việc suy giảm nhận thức.”
Các nhà khoa học khảo sát trên 1000 người với độ tuổi trung bình là 81 tuổi thấy được đối tượng không bị suy giảm nhận thức là 76%, 20% bị suy giảm nhận thức nhẹ và 4% bị bệnh Alzheimer. Nhìn chung, các đối tượng ngủ trưa qua 1 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 40% so với những người ngủ ít hơn một giờ một ngày hoặc những người không ngủ trưa cũng dễ mắc bệnh.
Những triệu chứng phổ biến thường gặp ở những người mắc bệnh bao gồm lú lẫn, quên đồ, quên mất mình vừa nói gì và gặp khó khăn khi nói và viết.
Mặc dù hiện tượng xảy ra nhiều ở người cao tuổi nhưng đối với giới trẻ áp lực công việc, áp lực gia đình, căng thẳng trí não cũng là đấu hiệu mắc Alzheimer sớm. Sau đây là một số cách ngăn ngừa suy giảm trí nhớ ngay từ
1. Tập thể dục
Theo Alzheimer's Research and Prevention Foundation (Tổ chức nghiên cứu bệnh Alzheimer), tập thể dục là phương pháp hiệu quả không chỉ giúp lưu thông máu mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. Thể dục buổi sáng bằng việc chạy bộ, thực hiện các động tác đơn giản hay chơi các môn thể thao yêu thích, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn trước khi bắt đầu làm việc gì đó. Đặc biệt vào buổi tối, chúng ta chỉ tập những động tác nhẹ, lành mạnh để dễ chìm vào giấc ngủ.
2. Giao tiếp xã hội
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 2.249 phụ nữ California được đăng trên Tạp chí Y tế công cộng tháng 7 của Mỹ chỉ ra rằng phụ nữ lớn tuổi luôn duy trì mối quan hệ xã hội sẽ giảm nguy cơ mất trí nhớ, trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa suy giảm nhận thức. Chính vì thế, việc duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội không chỉ có lợi cho não bộ, giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp tinh thần trở nên tốt hơn.
3. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc rất cần thiết cho người già cũng như giới trẻ ngày nay. Giấc ngủ kém chất lượng sẽ làm giảm trí nhớ, mất tập trung vào ngày hôm sau ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Vì thế bạn nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, đặc biệt ngủ trưa chỉ khoảng tầm 30 phút để tránh việc ngủ quá nhiều, lâu dần sẽ rất nguy hiểm.
4. Giảm bớt căng thẳng
Sự lo lắng, căng thẳng sẽ gây tổn hại đến não bộ, suy giảm trí nhớ, nói trước quên sau cũng là dấu hiệu nhận biết về người mắc bệnh Alzheimer. Vì thế, chúng ta sẽ giữ cho tâm trạng luôn ổn định bằng cách ngồi thiền hoặc tập yoga, hít thở thật sâu trước khi bắt đầu công việc, luôn vui vẻ đối mặt với cuộc sống.
5. Cải thiện chế độ ăn uống
Đối với người bị bệnh Alzheimer cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh tránh các loại dầu hydro hóa từ những sản phẩm đóng gói sẵn, hạn chế đường và carbohydrates (bột mì trắng, mì ống, gạo trắng). Và họ cần bổ sung thêm nhiều Omega-3, vitamin B-12 và axit folic ngăn ngừa bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ.
6. Không hút thuốc lá
Các nhà nghiên cứu cho thấy, dấu hiệu tiếp theo dẫn đến mắc bệnh là việc hút thuốc lá. Ngoài những tác hại gây ra các bệnh ung thư, người hút thuốc lá trên 65 tuổi dễ phát triển bệnh Alzheimer và mất trí nhớ cao hơn 80% so với những người bình thường. Do đó, bạn nên bỏ hút thuốc để bảo vệ chính mình cũng như những người xung quanh.