Nghiện trà sữa có thể gây ra bệnh sỏi mật không?

Google News

Người đàn ông nhập viện và được bác sỹ phẫu thuật lấy rai 800 viên sỏi mật giống với hạt trân châu trong trà sữa khiến nhiều người hoang mang: Nghiện trà sữa trân châu có thể gây ra bệnh sỏi mật không?

Hơn 800 viên sỏi như hạt trân châu được tìm thấy trong cơ thể bệnh nhân 
Mới đây một người đàn ông 60 tuổi đến từ Thái Lan đã đến bệnh viện để khám sau khi trải qua các triệu chứng sốt, đau dạ dày và mất cảm giác thèm ăn trong nhiều ngày.
Sau khi khám, siêu âm các bác sĩ phát hiện mắt của bệnh nhân hơi ngả vàng bất thường đồng thời trong túi mật của bệnh nhân có chứa một khối rắn chắc. Người đàn ông ngay lập tức được phẫu thuật và khi túi mật của ông được mổ ra, các bác sĩ vô cùng kinh hoàng vì bên trong chứa đầy những viên sỏi đen.
Những viên sỏi đen này trông rất giống những hạt trân châu vẫn có trong món trà sữa. Sau khi bức ảnh chụp những viên sỏi trên được chia sẻ lên mạng xã hội, nhiều người tỏ ra hoang mang cho rằng những hạt đen kia chính là trân châu trong trà sữa tích tụ lại còn người đàn ông trên hẳn là tín đố nghiện món đồ uống đang làm mưa làm gió này.
Tuy nhiên sau đó bác sĩ trong ekip phẫu thuật cho bệnh nhân đã giải thích, những viên sỏi này là do tình trạng viêm nghiêm trọng ở túi mật, đến mức chứa đầy mủ.
Số lượng sỏi ở mật nhiều lên tới 800 viên là do bệnh nhân đã chịu đựng tình trạng của mình tới 5 năm mới chịu đi khám. Nếu để tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến viêm túi mật cấp, gây hoại tử túi mật, dịch tràn ra ổ bụng hoặc nhiễm trùng huyết, nguy hiểm tới tính mạng.
Uống nhiều trà sữa có thể gây sỏi túi mật hay không?
Nghien tra sua co the gay ra benh soi mat khong?
Uống trà sữa có thể gây bệnh sỏi túi mật??? 
Theo GS Phạm Hoàng Phiệt, nguyên Phó Chủ tịch hội Gan Mật Việt Nam, sỏi túi mật thể rắn hình thành bởi cholesterol, muối mật và canxi. Nguyên nhân gây sỏi túi mật thường là do chuyển hoá, khi trong dịch mật có nồng độ cholesterol dư thừa quá cao tạo thành các tinh thể mà từ đó sỏi túi mật được hình thành. Vì thế không có mối liên hệ nào giữa món trà sữa trân châu với bệnh sỏi túi mật.
Cũng theo GS Phiệt, kích thước sỏi túi mật có thể từ vài mm đến vài cm. Số lượng có thể từ 1 đến hàng trăm viên. Với bệnh sỏi túi mật cùng không phải bệnh nhân nào cũng có chỉ định mổ. Tùy thuộc vào biến chứng của sỏi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Từ đó bác sĩ những chỉ định phù hợp nhất.
“Với sỏi túi mật chưa có triệu chứng thì chưa cần phẫu thuật và ngược lại, với trường hợp sỏi túi mật gây viêm túi mật mãn tính hoặc gây biến chứng cấp tính có nguy cơ đe dọa tính mạng thì sỏi nhỏ như hạt cát vẫn có chỉ định cắt túi mật. Do vậy, có thể nói cắt túi mật không hoàn toàn chỉ dựa vào kích thước sỏi lớn hay nhỏ", GS Phiệt cho biết. 
Biểu hiện của sỏi mật thường là những cơn đau bụng âm ỉ dưới sườn phải, xuyên ra lưng, lên vai phải. Cơn đau quặn dữ dội ít xảy ra, thường liên quan đến việc sỏi gây tắc ống cổ túi mật, viêm túi mật cấp.
Tuy nhiên theo GS Phiệt không phải ai bị sỏi mật cũng có những biểu hiện trên, có rất nhiều các trường hợp sỏi túi mật không hề có triệu chứng, biểu hiện gì. Tuy nhiên căn bệnh này hoàn toàn có thể phát hiện qua siêu âm.
Làm sao để phòng bệnh sỏi túi mật?
Biểu hiện của sỏi mật thường là những cơn đau bụng âm ỉ dưới sườn phải, xuyên ra lưng.
Theo GS Phạm Hoàng Phiệt, những đối tượng có nguy cơ sỏi túi mật bao gồm những người từ 60 tuổi trở lên; người thừa cân hoặc béo phì; đang mang thai; có chế độ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol nhưng lại ít chất xơ; có tiền sử gia đình bị sỏi túi mật; mắc bệnh tiểu đường, nhiễm trùng gan, xơ gan; những người dùng một số thuốc hạ cholesterol, thuốc tránh thai,các loại thuốc điều trị nội tiết...
Để phòng bệnh sỏi mật, chuyên gia của Hội Gan Mật Việt Nam khuyến cáo người bệnh cần duy trì cân nặng bình thường, nên giảm ăn chất béo, đạm và bổ sung nhiều chất xơ để giảm cholesterol. Bên cạnh đó người bệnh cần vận động nhiều và tập thể dục thường xuyên để không chỉ kiểm soát bệnh sỏi túi mật mà còn giảm nguy cơ bị các bệnh về tim mạch và tiêu hóa khác.
Theo Minh Trang/Đời sống Plus

>> xem thêm

Bình luận(0)