Bác sĩ Trần Vĩnh Khanh, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM,owrcho biết trung này vừa nhận một cuộc điện thoại nhờ cấp cứu khẩn một trường hợp bị điện giật.
Nạn nhân là anh T.V.L. 41 tuổi, nhà ở đường Âu Cơ, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM. Theo lời người nhà bệnh nhân, Người nhà cho biết, trong khi vừa sạc pin điện thoại, anh L. lại gọi điện thoại như thường lệ thì anh bị điện giật bất tỉnh.
Anh nhanh chóng sùi bọt mép, tím tái. Người nhà cúp cầu dao điện, xoa ngực giúp anh L. tỉnh dậy. Sau đó người nhà gọi cho cấp cứu 115.
|
Hồ sơ bệnh án của anh T. V. L bị điện giật vì nghe điện thoại đang sạc pin vào ngày 12/5/2017. |
Khi các bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 đến thì người đàn ông này còn tỉnh nhưng bị khó thở, tức ngực. Các bác sĩ sơ cứu và đưa người này sang cấp cứu tại Bệnh viện Trưng Vương.
Bác sĩ Khanh cho biết trong trường hợp này người nhà đã xử trí rất nhanh chóng. Anh L. được cho thở oxy và truyền dịch.
Các bác sĩ của Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM không ghi nhận có tình trạng bỏng trên cơ thể của anh L. Tuy nhiên, bệnh nhân có bị ảnh hưởng về tim mạch, có thể là do đã bị ngưng tim nên nạn nhân đã được đưa vào Bệnh viện Trưng Vương ngay sau đó.
Bác sĩ Trần Vĩnh Khanh khuyến cáo tất cả các trường hợp sau khi bị điện giật, nhất là nổ điện thoại khi đang sạc đều nên phải đưa đến bệnh viện để theo dõi. Vì bên ngoài có thể không có biểu hiện bất thường nhưng đã bị điện giật thì rất nhiều khả năng cơ thể bị những tổn thương bên trong và lâu dài.