Đổi sự sống cho con. Nữ chiến sĩ công an Đậu Thị Huyền Trâm (25 tuổi, Hà Tĩnh) nhận được nhiều tình cảm đặc biệt của đông đảo người dân trong cả nước. Khi mang bầu ở tuần thai thứ 11, Huyền Trâm phát hiện mình đã mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho đứa con trong bụng, chị từ chối mọi phương pháp điều trị ung thư. Ảnh: Tinhhoa.Đến tuần thứ 29, các bác sĩ đã thực hiện ca mổ đón cháu bé ra đời sớm. Bé trai chào đời với cân nặng 1,2kg nuôi trong lồng kính. Người mẹ sau khi sinh con không lâu đã phải từ giã cuộc sống. Người phụ nữ kiên cường đã quyết hy sinh thân mình đổi lấy sự sống cho con đã khiến nhiều người rơi nước mắt vì quá xót xa, thương cảm. Ảnh: Tinhhoa.Cô gái bị chấn thương não có nghị lực phi thường. Cô gái Võ Trúc Duyên không may bị tai nạn hồi 1 tuổi gây chấn thương ở não, tê liệt hệ thần kinh vận động. Cô chỉ còn cử động được cánh tay, đầu ngón tay. Ảnh: Tin247.Cuộc sống của Duyên thay đổi khi có chiếc máy vi tính, cô kết bạn với nhiều người, tự học tiếng Anh, photoshop rồi học đồ họa, thiết kế... Duyên biến những ý tưởng kinh doanh thành hiện thực kiếm tiền phụ giúp gia đình. Cô mở quán cà phê, hoạt động từ thiện năng nổ và là một trong những người trẻ tiêu biểu được gặp gỡ Nick Vujicic. Tiếc thay, Duyên từ giã cõi đời quá sớm khi còn dang dở nhiều ấp ủ dự định. Ảnh: Xaluan.Chuyện tình 7 năm của cô gái ung thư máu. Ngày 19/6/2016, một trang nhật ký ẩn danh trên mạng xã hội đã đăng tải bức thư cảm động khiến người đọc rơi lệ. Những lời ngọt ngào nhưng đầy đau đớn ấy là của cô gái Phạm Thúy Hằng (sinh năm 1993) bệnh nhân ung thư máu, gửi đến người yêu 7 năm của mình. Ảnh: Yan.Phạm Thúy Hằng từng là sinh viên giỏi Trường Đại học Văn hóa TP.HCM, căn bệnh ung thư của cô bắt đầu được phát hiện từ bệnh khớp. Trong suốt hơn một năm rưỡi sống cùng căn bệnh quái ác, trải qua nhiều đợt hóa trị dày vò thể xác lẫn tâm hồn, Hằng vẫn luôn thể hiện tinh thần lạc quan. Cô chẳng bao giờ kêu ca nửa lời, luôn cố gắng vì mối tình 7 năm, vì cha mẹ của mình. Ảnh: Thoibao.Cô gái sống trong chậu. Rahma Haruna, 19 tuổi, ở Bắc Nigeria sinh ra với cơ thể lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, một cơn bạo bệnh vào lúc 6 tháng tuổi đã khiến cơ thể của cô bị teo lại và không thể phát triển thêm được nữa, ngoại trừ phần đầu. Từ đó, cô phải sống trong một chiếc chậu. Ảnh: Thoibao.Từ những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Sani đi toàn thế giới cùng cậu em trai 10 tuổi vạ vật trên đường phố năm 2016, cuộc đời đầy đau khổ cùng nghị lực sống phi thường của Rahma đã khiến cho hàng triệu người phải rơi nước mắt. Rất tiếc, Haruna đã qua đời đúng vào ngày lễ Giáng sinh, để lại ước mơ “mở cửa hàng cái gì cũng bán” dang dở của mình. Ảnh: Thoibao.Bé gái bóng rổ không chân. Cô bé Qian Hongyan ở Vân Nam, Trung Quốc. Năm 4 tuổi, Qian Hongyan đã bị xe tải cán qua người. May mắn giữ được mạng sống nhưng Hongyan lại mất đi phần thân dưới. Sau đó, em đã phải di chuyển trên đôi tay bằng gỗ cùng quả bóng rổ được gắn vào phần thân dưới, giúp cân bằng cơ thể và là điểm tựa để nghỉ ngơi khi mệt mỏi. Ảnh: Zing.Thay vì bi quan vì khiếm khuyết cơ thể, Hongyan đã đặt mục tiêu cho bản thân. Cô học bơi và vào câu lạc bộ khuyết tật địa phương. Từ đó, cô gái này đã đạt được rất nhiều huy chương với môn thể thao dành cho người khuyết tật. Tại Trung Quốc, "cô gái bóng rổ" là biểu tượng cho lòng kiên trì, dũng cảm vượt lên khiếm khuyết cơ thể để thành công. Ảnh: Zing.
Đổi sự sống cho con. Nữ chiến sĩ công an Đậu Thị Huyền Trâm (25 tuổi, Hà Tĩnh) nhận được nhiều tình cảm đặc biệt của đông đảo người dân trong cả nước. Khi mang bầu ở tuần thai thứ 11, Huyền Trâm phát hiện mình đã mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho đứa con trong bụng, chị từ chối mọi phương pháp điều trị ung thư. Ảnh: Tinhhoa.
Đến tuần thứ 29, các bác sĩ đã thực hiện ca mổ đón cháu bé ra đời sớm. Bé trai chào đời với cân nặng 1,2kg nuôi trong lồng kính. Người mẹ sau khi sinh con không lâu đã phải từ giã cuộc sống. Người phụ nữ kiên cường đã quyết hy sinh thân mình đổi lấy sự sống cho con đã khiến nhiều người rơi nước mắt vì quá xót xa, thương cảm. Ảnh: Tinhhoa.
Cô gái bị chấn thương não có nghị lực phi thường. Cô gái Võ Trúc Duyên không may bị tai nạn hồi 1 tuổi gây chấn thương ở não, tê liệt hệ thần kinh vận động. Cô chỉ còn cử động được cánh tay, đầu ngón tay. Ảnh: Tin247.
Cuộc sống của Duyên thay đổi khi có chiếc máy vi tính, cô kết bạn với nhiều người, tự học tiếng Anh, photoshop rồi học đồ họa, thiết kế... Duyên biến những ý tưởng kinh doanh thành hiện thực kiếm tiền phụ giúp gia đình. Cô mở quán cà phê, hoạt động từ thiện năng nổ và là một trong những người trẻ tiêu biểu được gặp gỡ Nick Vujicic. Tiếc thay, Duyên từ giã cõi đời quá sớm khi còn dang dở nhiều ấp ủ dự định. Ảnh: Xaluan.
Chuyện tình 7 năm của cô gái ung thư máu. Ngày 19/6/2016, một trang nhật ký ẩn danh trên mạng xã hội đã đăng tải bức thư cảm động khiến người đọc rơi lệ. Những lời ngọt ngào nhưng đầy đau đớn ấy là của cô gái Phạm Thúy Hằng (sinh năm 1993) bệnh nhân ung thư máu, gửi đến người yêu 7 năm của mình. Ảnh: Yan.
Phạm Thúy Hằng từng là sinh viên giỏi Trường Đại học Văn hóa TP.HCM, căn bệnh ung thư của cô bắt đầu được phát hiện từ bệnh khớp. Trong suốt hơn một năm rưỡi sống cùng căn bệnh quái ác, trải qua nhiều đợt hóa trị dày vò thể xác lẫn tâm hồn, Hằng vẫn luôn thể hiện tinh thần lạc quan. Cô chẳng bao giờ kêu ca nửa lời, luôn cố gắng vì mối tình 7 năm, vì cha mẹ của mình. Ảnh: Thoibao.
Cô gái sống trong chậu. Rahma Haruna, 19 tuổi, ở Bắc Nigeria sinh ra với cơ thể lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, một cơn bạo bệnh vào lúc 6 tháng tuổi đã khiến cơ thể của cô bị teo lại và không thể phát triển thêm được nữa, ngoại trừ phần đầu. Từ đó, cô phải sống trong một chiếc chậu. Ảnh: Thoibao.
Từ những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Sani đi toàn thế giới cùng cậu em trai 10 tuổi vạ vật trên đường phố năm 2016, cuộc đời đầy đau khổ cùng nghị lực sống phi thường của Rahma đã khiến cho hàng triệu người phải rơi nước mắt. Rất tiếc, Haruna đã qua đời đúng vào ngày lễ Giáng sinh, để lại ước mơ “mở cửa hàng cái gì cũng bán” dang dở của mình. Ảnh: Thoibao.
Bé gái bóng rổ không chân. Cô bé Qian Hongyan ở Vân Nam, Trung Quốc. Năm 4 tuổi, Qian Hongyan đã bị xe tải cán qua người. May mắn giữ được mạng sống nhưng Hongyan lại mất đi phần thân dưới. Sau đó, em đã phải di chuyển trên đôi tay bằng gỗ cùng quả bóng rổ được gắn vào phần thân dưới, giúp cân bằng cơ thể và là điểm tựa để nghỉ ngơi khi mệt mỏi. Ảnh: Zing.
Thay vì bi quan vì khiếm khuyết cơ thể, Hongyan đã đặt mục tiêu cho bản thân. Cô học bơi và vào câu lạc bộ khuyết tật địa phương. Từ đó, cô gái này đã đạt được rất nhiều huy chương với môn thể thao dành cho người khuyết tật. Tại Trung Quốc, "cô gái bóng rổ" là biểu tượng cho lòng kiên trì, dũng cảm vượt lên khiếm khuyết cơ thể để thành công. Ảnh: Zing.