Hàm lượng dinh dưỡng của rau cải thìa (hay cải chíp) rất cao gồm canxi, sắt, vitamin C cao hơn 1 lần so với bắp cải, ngoài ra lượng carotene cũng rất phong phú. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao cải thìa còn có tác dụng chữa rất nhiều bệnh.Nước ép cải thìa trị nội nhiệt: Trẻ em bú sữa bò thường có bệnh nội nhiệt, cũng là do thiếu vitamin C. Chỉ cần lấy cải thìa dầm nát, cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước, sau nấu sôi lên đợi âm ấm, cho uống hoặc đổ vào bình sữa cho trẻ bú. Sau 1 tuần, hiện tượng nội nhiệt mất dần.Trị ho lâu ngày: Hai cây cải thìa, rửa sạch, thêm 30g đường phèn, đun nước uống. Ngày uống 2 - 3 lần.Chữa đầy bụng, khó tiêu: Cải thìa (cả cây) rửa sạch giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml. Dùng liền 3 - 5 ngày.Trị bệnh hoại huyết: Dùng cải thìa tươi hoặc khô nấu ăn như rau tươi để đảm bảo dinh dưỡng bình thường và phòng chống bệnh hoại huyết.Xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa: Dùng cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén (khoảng 30ml).Bệnh đái tháo đường: Cải thìa rửa sạch cắt đoạn, bã đậu phụ lượng bằng rau, bột gạo nếp vừa đủ. Trộn đều, đồ lên ăn.Dùng lõi búp non của rau cải thìa trộn với muối, giấm, tỏi và dầu mè ăn sống để giải rượu và lợi tiểu, nếu không ăn được sống thì có thể nấu lên thành canh ăn cùng với cơm. Ảnh: Phụ nữ.Món ăn từ cải thìa có thể trị bệnh như cải thìa xào tôm nõn giúp nam giới trị thận yếu gây liệt dương, yếu sinh lý; canh cải thìa trị cảm gió; cải thìa trộn với bã đậu phụ và bột gạo nếp ăn trị đái tháo đường... Ảnh: Amthuc365.Cải thìa giúp hấp thu canxi tốt hơn, tăng cường sức đề kháng: 300g cải thìa, 75g tôm nõn, hành, gừng, nước tương, muối ăn , rượu vang, gia vị. Rửa sạch cải thìa, cắt khúc, cho tôm nõn và gia vị vào xào ăn.Ngăn ngừa các bệnh về mắt: Theo các nghiên cứu, rau cải thìa có chứa hoạt chất tổng hợp sản xuất ra rhodopsin và lượng beta carotene dồi dào có lợi cho mắt. Do vậy, bổ sung cải thìa trong bữa ăn đúng cách được xem là cách bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt. Ảnh: Internet.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Hàm lượng dinh dưỡng của rau cải thìa (hay cải chíp) rất cao gồm canxi, sắt, vitamin C cao hơn 1 lần so với bắp cải, ngoài ra lượng carotene cũng rất phong phú. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao cải thìa còn có tác dụng chữa rất nhiều bệnh.
Nước ép cải thìa trị nội nhiệt: Trẻ em bú sữa bò thường có bệnh nội nhiệt, cũng là do thiếu vitamin C. Chỉ cần lấy cải thìa dầm nát, cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước, sau nấu sôi lên đợi âm ấm, cho uống hoặc đổ vào bình sữa cho trẻ bú. Sau 1 tuần, hiện tượng nội nhiệt mất dần.
Trị ho lâu ngày: Hai cây cải thìa, rửa sạch, thêm 30g đường phèn, đun nước uống. Ngày uống 2 - 3 lần.
Chữa đầy bụng, khó tiêu: Cải thìa (cả cây) rửa sạch giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml. Dùng liền 3 - 5 ngày.
Trị bệnh hoại huyết: Dùng cải thìa tươi hoặc khô nấu ăn như rau tươi để đảm bảo dinh dưỡng bình thường và phòng chống bệnh hoại huyết.
Xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa: Dùng cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén (khoảng 30ml).
Bệnh đái tháo đường: Cải thìa rửa sạch cắt đoạn, bã đậu phụ lượng bằng rau, bột gạo nếp vừa đủ. Trộn đều, đồ lên ăn.
Dùng lõi búp non của
rau cải thìa trộn với muối, giấm, tỏi và dầu mè ăn sống để giải rượu và lợi tiểu, nếu không ăn được sống thì có thể nấu lên thành canh ăn cùng với cơm. Ảnh: Phụ nữ.
Món ăn từ cải thìa có thể trị bệnh như cải thìa xào tôm nõn giúp nam giới trị thận yếu gây liệt dương, yếu sinh lý; canh cải thìa trị cảm gió; cải thìa trộn với bã đậu phụ và bột gạo nếp ăn trị đái tháo đường... Ảnh: Amthuc365.
Cải thìa giúp hấp thu canxi tốt hơn, tăng cường sức đề kháng: 300g cải thìa, 75g tôm nõn, hành, gừng, nước tương, muối ăn , rượu vang, gia vị. Rửa sạch cải thìa, cắt khúc, cho tôm nõn và gia vị vào xào ăn.
Ngăn ngừa các bệnh về mắt: Theo các nghiên cứu, rau cải thìa có chứa hoạt chất tổng hợp sản xuất ra rhodopsin và lượng beta carotene dồi dào có lợi cho mắt. Do vậy, bổ sung cải thìa trong bữa ăn đúng cách được xem là cách bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.