Mía là thực phẩm giàu sắt, cứ 500g mía chứa đến 4,5mg sắt, ngoài ra còn có kẽm, mangan và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe.Mía cũng giàu đường, vitamin C, và chất xơ. Trong quá trình nhai, mía sẽ có tác dụng làm sạch cao răng, tăng cường cơ hàm và cơ mặt.Mùa Đông hanh khô, ăn mía sẽ vừa bổ sung nước vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.Khi thời tiết lạnh, vận động kém, khí huyết thường thiếu, ăn mía sẽ bổ sung sắt cho cơ thể, kích thích tạo máu.
Mía nướng hoặc hấp sẽ giúp làm nhuận cổ họng, chống ho hiệu quả. Hơn nữa cách chế biến này mía sẽ có mùi thơm và vị ngọt đặc biệt hơn là ăn trực tiếp.Nấu cháo mía: Dùng khoảng 800ml nước mía nguyên chất cùng 200g gạo tẻ nấu như cháo thông thường.Công dụng: Bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, sinh tân, dưỡng âm, nhuận táo, thích hợp cho những ai khô rát họng, ho khan, phế quản, táo bón, nóng trong.Nước mía với lê: Lê gọt vỏ bỏ hạt, thái nhỏ, mía dóc vỏ chẻ nhỏ, táo đỏ rửa sạch bổ làm đôi, bỏ hạt.Cho táo vào nồi đun khoảng 10 phút, tiếp tục cho mía và lê vào đun tiếp trong vòng khoảng 20 phút, tiếp đến cho thêm đường phèn và hoa quế khô đun tiếp 5 phút là được.Công dụng: Không chỉ giúp vệ sinh sạch "rác" trong cơ thể mà còn có tác dụng bổ khí huyết.Nước mía và củ mã thầy: Mã thầy gọt sạch vỏ, mía dóc vỏ, chẻ nhỏ. Cho cả hai nguyên liệu vào nồi đổ ngập nước cùng lượng đường phèn theo khẩu vị đun trên bếp khoảng 2 tiếng là được.Công dụng: Thanh nhiệt, giải phiền, phòng ngừa và điều trị viêm gan, cảm lạnh và nóng dạ dày hiệu quả.
Mía là thực phẩm giàu sắt, cứ 500g mía chứa đến 4,5mg sắt, ngoài ra còn có kẽm, mangan và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe.
Mía cũng giàu đường, vitamin C, và chất xơ. Trong quá trình nhai, mía sẽ có tác dụng làm sạch cao răng, tăng cường cơ hàm và cơ mặt.
Mùa Đông hanh khô, ăn mía sẽ vừa bổ sung nước vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Khi thời tiết lạnh, vận động kém, khí huyết thường thiếu, ăn mía sẽ bổ sung sắt cho cơ thể, kích thích tạo máu.
Mía nướng hoặc hấp sẽ giúp làm nhuận cổ họng, chống ho hiệu quả. Hơn nữa cách chế biến này mía sẽ có mùi thơm và vị ngọt đặc biệt hơn là ăn trực tiếp.
Nấu cháo mía: Dùng khoảng 800ml nước mía nguyên chất cùng 200g gạo tẻ nấu như cháo thông thường.
Công dụng: Bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, sinh tân, dưỡng âm, nhuận táo, thích hợp cho những ai khô rát họng, ho khan, phế quản, táo bón, nóng trong.
Nước mía với lê: Lê gọt vỏ bỏ hạt, thái nhỏ, mía dóc vỏ chẻ nhỏ, táo đỏ rửa sạch bổ làm đôi, bỏ hạt.
Cho táo vào nồi đun khoảng 10 phút, tiếp tục cho mía và lê vào đun tiếp trong vòng khoảng 20 phút, tiếp đến cho thêm đường phèn và hoa quế khô đun tiếp 5 phút là được.
Công dụng: Không chỉ giúp vệ sinh sạch "rác" trong cơ thể mà còn có tác dụng bổ khí huyết.
Nước mía và củ mã thầy: Mã thầy gọt sạch vỏ, mía dóc vỏ, chẻ nhỏ. Cho cả hai nguyên liệu vào nồi đổ ngập nước cùng lượng đường phèn theo khẩu vị đun trên bếp khoảng 2 tiếng là được.
Công dụng: Thanh nhiệt, giải phiền, phòng ngừa và điều trị viêm gan, cảm lạnh và nóng dạ dày hiệu quả.