Kiến vàng là loại kiến có màu đỏ hoặc hơi vàng, sinh sống ở trên cao, có nhiều ở các vùng rừng núi, cây cối rậm rạp. Quá trình sinh trưởng, kiến vàng được ví như người bạn của nhà nông nhờ khả năng trừ sâu hại cây ăn trái, bảo vệ ruộng vườn. (Ảnh minh họa)Không những vậy, kiến vàng còn giàu đạm, axit amin hữu ích cho cơ thể. Nhờ đặc tính này, người dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon độc lạ từ kiến vàng, ấn tượng khó phai ngay từ lần đầu thưởng thức.Muối kiến vàng là một trong những đặc sản từ kiến vàng được biết đến nhiều nhất. Kiến vàng được khai thác từ các tổ trên cao, kỳ công loại bỏ bụi bẩn. Công đoạn này cần tỉ mỉ từng chút một, tránh làm dập vùng thân và bụng kiến. Đây là phần chứa nhiều dịch chua nhẹ đặc trưng của kiến vàng.Kiến sau khi rang sẽ được kết hợp với ớt, muối hột, bột ngọt kèm lá then len – một loại lá rừng thường thấy ở vùng Tây Nguyên. Muối kiến vàng có thể bảo quản dùng dần, có vị mặn, ngọt, cay the hòa quyện.Điều khiến muối kiến vàng được ưa thích hơn cả là không hề mặn, khá nhạt, không hôi mà thơm mùi tiêu lẫn kiến. Muối chấm với trái cây, đồ nướng, thịt luộc,... ăn nhiều không lo tích nước.Nộm đu đủ kiến vàng. Đây là món ăn dân dã, giải nhiệt của người dân xứ Ê đê. Kiến vàng được làm sạch kết hợp với đu đủ bào sợi, ớt bột, muối, đường. Cách làm nộm đu đủ kiến vàng không khác nhiều so với các món nộm khác.Điều thú vị là nộm sẽ có đủ vị giòn của đu đủ, cay của ớt bột, mặn của muối, ngọt của đường và vị chua đặc trưng của kiến – vị mà các nguyên liệu khác khó có thể có được.Nộm trứng kiến. Ngoài cách làm nộm trực tiếp bằng kiến vàng, người dân còn sáng tạo món ăn với trứng kiến. Nộm trứng kiến có vị bùi béo từ trứng, càng ăn càng cuốn.Lẩu kiến vàng. Lẩu kiến vàng là một trong những đặc sản nức tiếng của vùng Bảy Núi (An Giang). Nguyên liệu của lẩu gồm kiến vàng, gà, bò, vịt, mắm bò hóc, lá mắc ca, lá gừng,... Tất cả đều sẵn có ở địa phương.Nước lèo kiến vàng vô cùng đặc trưng. Thưởng thức nóng hổi khiến người ăn phải xuýt xoa, ăn một miếng lại muốn dùng thêm.Thịt bò nướng kiến vàng. Thịt bò nướng kiến vàng có nguồn gốc rất thú vị. Theo kể lại, trong lần đi rừng, người ta phát hiện 1 chú bò không may bị rơi từ vách núi xuống, đúng vị trí tổ kiến vàng. Người này đã dùng dao xẻ thịt chia cho mọi người.Thật bất ngờ, người ăn phát hiện thịt bò bị kiến vàng cắn mềm ngon, đậm vị hơn nhiều so với thịt bình thường. Từ đó, người dân tận dụng những tổ kiến quanh nhà, dùng một chiếc sào thật cao để treo thịt lên dụ kiến. Đợi đến khi kiến cắn mềm miếng thịt, người ta sẽ tẩm ướp và đem nướng. Vị ngọt của những thớ thịt bò nướng kiến vàng đến những thực khách khó tính nhất cũng bị “thuyết phục” ngay từ miếng cắn đầu tiên.Canh chua là món ngon từ kiến vàng rất được người Ê Đê chuộng dùng. Kiến sẽ được nấu chua với cá hoặc lá giang.Chất axit tự nhiên trong bụng cá khi hòa tan cùng nước sẽ cho ra vị chua thanh tự nhiên, tạo nên hương vị nồng nàn đậm đà bản sắc ẩm thực vùng núi.Mởi độc giả xem thêm video: Thực hư hạt dẻ được quảng cáo là đặc sản Trùng Khánh, Cao Bằng. (Nguồn video: VTV24)
Kiến vàng là loại kiến có màu đỏ hoặc hơi vàng, sinh sống ở trên cao, có nhiều ở các vùng rừng núi, cây cối rậm rạp. Quá trình sinh trưởng, kiến vàng được ví như người bạn của nhà nông nhờ khả năng trừ sâu hại cây ăn trái, bảo vệ ruộng vườn. (Ảnh minh họa)
Không những vậy, kiến vàng còn giàu đạm, axit amin hữu ích cho cơ thể. Nhờ đặc tính này, người dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon độc lạ từ kiến vàng, ấn tượng khó phai ngay từ lần đầu thưởng thức.
Muối kiến vàng là một trong những đặc sản từ kiến vàng được biết đến nhiều nhất. Kiến vàng được khai thác từ các tổ trên cao, kỳ công loại bỏ bụi bẩn. Công đoạn này cần tỉ mỉ từng chút một, tránh làm dập vùng thân và bụng kiến. Đây là phần chứa nhiều dịch chua nhẹ đặc trưng của kiến vàng.
Kiến sau khi rang sẽ được kết hợp với ớt, muối hột, bột ngọt kèm lá then len – một loại lá rừng thường thấy ở vùng Tây Nguyên. Muối kiến vàng có thể bảo quản dùng dần, có vị mặn, ngọt, cay the hòa quyện.
Điều khiến muối kiến vàng được ưa thích hơn cả là không hề mặn, khá nhạt, không hôi mà thơm mùi tiêu lẫn kiến. Muối chấm với trái cây, đồ nướng, thịt luộc,... ăn nhiều không lo tích nước.
Nộm đu đủ kiến vàng. Đây là món ăn dân dã, giải nhiệt của người dân xứ Ê đê. Kiến vàng được làm sạch kết hợp với đu đủ bào sợi, ớt bột, muối, đường. Cách làm nộm đu đủ kiến vàng không khác nhiều so với các món nộm khác.
Điều thú vị là nộm sẽ có đủ vị giòn của đu đủ, cay của ớt bột, mặn của muối, ngọt của đường và vị chua đặc trưng của kiến – vị mà các nguyên liệu khác khó có thể có được.
Nộm trứng kiến. Ngoài cách làm nộm trực tiếp bằng kiến vàng, người dân còn sáng tạo món ăn với trứng kiến. Nộm trứng kiến có vị bùi béo từ trứng, càng ăn càng cuốn.
Lẩu kiến vàng. Lẩu kiến vàng là một trong những đặc sản nức tiếng của vùng Bảy Núi (An Giang). Nguyên liệu của lẩu gồm kiến vàng, gà, bò, vịt, mắm bò hóc, lá mắc ca, lá gừng,... Tất cả đều sẵn có ở địa phương.
Nước lèo kiến vàng vô cùng đặc trưng. Thưởng thức nóng hổi khiến người ăn phải xuýt xoa, ăn một miếng lại muốn dùng thêm.
Thịt bò nướng kiến vàng. Thịt bò nướng kiến vàng có nguồn gốc rất thú vị. Theo kể lại, trong lần đi rừng, người ta phát hiện 1 chú bò không may bị rơi từ vách núi xuống, đúng vị trí tổ kiến vàng. Người này đã dùng dao xẻ thịt chia cho mọi người.
Thật bất ngờ, người ăn phát hiện thịt bò bị kiến vàng cắn mềm ngon, đậm vị hơn nhiều so với thịt bình thường. Từ đó, người dân tận dụng những tổ kiến quanh nhà, dùng một chiếc sào thật cao để treo thịt lên dụ kiến. Đợi đến khi kiến cắn mềm miếng thịt, người ta sẽ tẩm ướp và đem nướng. Vị ngọt của những thớ thịt bò nướng kiến vàng đến những thực khách khó tính nhất cũng bị “thuyết phục” ngay từ miếng cắn đầu tiên.
Canh chua là món ngon từ kiến vàng rất được người Ê Đê chuộng dùng. Kiến sẽ được nấu chua với cá hoặc lá giang.
Chất axit tự nhiên trong bụng cá khi hòa tan cùng nước sẽ cho ra vị chua thanh tự nhiên, tạo nên hương vị nồng nàn đậm đà bản sắc ẩm thực vùng núi.
Mởi độc giả xem thêm video: Thực hư hạt dẻ được quảng cáo là đặc sản Trùng Khánh, Cao Bằng. (Nguồn video: VTV24)