Thanh Hóa có món bánh răng bừa, hay bánh lá răng bừa, với hình dáng gợi liên tưởng đến chiếc răng bừa, vật dụng quen thuộc của nghề nông. Bánh làm từ bột gạo tẻ, có nhân thịt lợn băm, mộc nhĩ, gia vị... và gói lá, đem hấp hoặc luộc chín. Ảnh: Rangbuaricecake.Bánh cáy làng Nguyễn là đặc sản "tiến vua" ở xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Nguyên liệu làm bánh gồm gạo nếp, vừng, lạc, mỡ lợn, gấc, vỏ quýt, cà rốt, mật mía... Người ta cho rằng gọi là bánh cáy vì món ăn trông giống trứng con cáy, loài vật khá giống cua nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều, thường sống ở vùng bờ bãi nước lợ. Ảnh: Tran.tran.tran.Miền Tây có món bánh gan, không phải vì thành phần nguyên liệu có sử dụng gan heo, mà có lẽ do hình dáng bánh với màu nâu sẫm đặc trưng, kết cấu bánh khi cắt ra trông như miếng gan heo với những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Bánh gan được làm từ trứng vịt, dừa khô, tai vị (hoa hồi), đường, ca cao... có vị thơm ngon, béo ngậy. Ảnh: Pomxipum.Bánh tai heo có dạng lát mỏng, tròn, hơi cong cong vểnh vểnh, hình thù giống cái tai con heo nên được gọi là bánh tai heo. Để bánh thành phẩm có những đường sọc xoáy tròn đan xen, người ta chia bột làm hai phần với hai màu khác nhau, cán mỏng bột, xếp các lớp bột xen kẽ rồi cuộn lại thành hình trụ, cắt ngang hình trụ sẽ cho ra những lát bột mỏng như ý. Ảnh: Karla.foodblog.Bánh đuông còn được gọi là bánh sâu, bánh sùng, do hình dáng bánh giống những con vật này. Đây là món ăn vặt tuổi thơ được nhiều người ưa thích, có độ giòn xốp đặc trưng, vị thơm béo. Ngoài màu trắng "cổ điển", người ta cũng cho màu thực phẩm để tạo ra bánh "ngũ sắc" đủ màu đẹp mắt. Ảnh: Duhofoods.Kiên Giang có món bánh hoa mai nhân khóm hấp dẫn, về hình dáng thì trông như những bông hoa mai xinh xắn trong ngày Tết ở miền Nam, còn hương vị thì nổi bật vị chua chua ngọt ngọt của khóm, được sên lên như mứt. Vùng đất Châu Thành ở Kiên Giang vốn nổi tiếng với đặc sản khóm Tắc Cậu, có thể thưởng thức bằng nhiều cách, trong đó có món bánh hoa mai. Ảnh: Stacyfoodvn.Đến Phan Thiết, nhiều du khách chuộng mua đặc sản bánh rế về làm quà. Người ta lý giải rằng bánh có tên như thế là do trông giống cái rế, tức vật dụng đan tre thường dùng lót nồi. Bánh rế được làm từ khoai lang, đường, mạch nha, mè... với hương vị ngọt ngào, giòn rụm. Bạn có thể chọn loại màu vàng nâu hoặc màu tím sẫm tùy ý thích. Ảnh: Katut_lyon. Mũi Né đẹp hoang sơ dưới góc máy từ trên cao Mũi Né là tên một mũi biển ở thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Đây là điểm du lịch thu hút khách địa phương bởi vẻ đẹp bình dị của cát trắng và biển xanh.
Thanh Hóa có món bánh răng bừa, hay bánh lá răng bừa, với hình dáng gợi liên tưởng đến chiếc răng bừa, vật dụng quen thuộc của nghề nông. Bánh làm từ bột gạo tẻ, có nhân thịt lợn băm, mộc nhĩ, gia vị... và gói lá, đem hấp hoặc luộc chín. Ảnh: Rangbuaricecake.
Bánh cáy làng Nguyễn là đặc sản "tiến vua" ở xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Nguyên liệu làm bánh gồm gạo nếp, vừng, lạc, mỡ lợn, gấc, vỏ quýt, cà rốt, mật mía... Người ta cho rằng gọi là bánh cáy vì món ăn trông giống trứng con cáy, loài vật khá giống cua nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều, thường sống ở vùng bờ bãi nước lợ. Ảnh: Tran.tran.tran.
Miền Tây có món bánh gan, không phải vì thành phần nguyên liệu có sử dụng gan heo, mà có lẽ do hình dáng bánh với màu nâu sẫm đặc trưng, kết cấu bánh khi cắt ra trông như miếng gan heo với những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Bánh gan được làm từ trứng vịt, dừa khô, tai vị (hoa hồi), đường, ca cao... có vị thơm ngon, béo ngậy. Ảnh: Pomxipum.
Bánh tai heo có dạng lát mỏng, tròn, hơi cong cong vểnh vểnh, hình thù giống cái tai con heo nên được gọi là bánh tai heo. Để bánh thành phẩm có những đường sọc xoáy tròn đan xen, người ta chia bột làm hai phần với hai màu khác nhau, cán mỏng bột, xếp các lớp bột xen kẽ rồi cuộn lại thành hình trụ, cắt ngang hình trụ sẽ cho ra những lát bột mỏng như ý. Ảnh: Karla.foodblog.
Bánh đuông còn được gọi là bánh sâu, bánh sùng, do hình dáng bánh giống những con vật này. Đây là món ăn vặt tuổi thơ được nhiều người ưa thích, có độ giòn xốp đặc trưng, vị thơm béo. Ngoài màu trắng "cổ điển", người ta cũng cho màu thực phẩm để tạo ra bánh "ngũ sắc" đủ màu đẹp mắt. Ảnh: Duhofoods.
Kiên Giang có món bánh hoa mai nhân khóm hấp dẫn, về hình dáng thì trông như những bông hoa mai xinh xắn trong ngày Tết ở miền Nam, còn hương vị thì nổi bật vị chua chua ngọt ngọt của khóm, được sên lên như mứt. Vùng đất Châu Thành ở Kiên Giang vốn nổi tiếng với đặc sản khóm Tắc Cậu, có thể thưởng thức bằng nhiều cách, trong đó có món bánh hoa mai. Ảnh: Stacyfoodvn.
Đến Phan Thiết, nhiều du khách chuộng mua đặc sản bánh rế về làm quà. Người ta lý giải rằng bánh có tên như thế là do trông giống cái rế, tức vật dụng đan tre thường dùng lót nồi. Bánh rế được làm từ khoai lang, đường, mạch nha, mè... với hương vị ngọt ngào, giòn rụm. Bạn có thể chọn loại màu vàng nâu hoặc màu tím sẫm tùy ý thích. Ảnh: Katut_lyon.
Mũi Né đẹp hoang sơ dưới góc máy từ trên cao Mũi Né là tên một mũi biển ở thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Đây là điểm du lịch thu hút khách địa phương bởi vẻ đẹp bình dị của cát trắng và biển xanh.