Giò chả. Luôn có mặt trong mâm cỗ những ngày lễ tết từ xưa đến nay. Tết đến xuân về ăn một lát giò chả cùng bánh chưng và hành muối mới gọi là đủ hương vị tết. Thế nhưng, hiện nay nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm này rất cao.Để giò chả được giữ lâu, các cơ sở sản xuất không ngại ngần cho thêm hàn the độc hại. Chất này có khả năng gây ngộ độc cấp tính rất cao, dùng hơn 5gr có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra giò chả còn được bỏ vào chất tạo màu để làm nó trắng và đẹp hơn. Những chất phụ gia này có khả năng phá hủy ngũ tạng và gây bệnh lâu dài.Dưa muối, dưa hành, các món muối chua. Bản thân những loại muối chua là món ăn ngày tết được người Việt dùng trong dịp lễ cổ truyền hàng ngàn năm nay và những vi khuẩn lên men trong nó cũng rất có lợi cho đường tiêu hóa.Thế nhưng, hiện nay do tính chất công nghiệp hóa mà nhà sản xuất đã cho thêm những chất bảo quản để những món muối chua có thể để được lâu và lên màu đẹp. Điều này rất nguy hiểm, ngắn hạn sẽ làm cho bạn đau bụng, tiêu chảy, dài hạn có thể gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư.Thịt bò khô. Truyền thống thì loại thực phẩm này ít được dùng nhưng hiện nay thịt bò khô là món đắt hàng để nhâm nhi trong dịp tết. Bò khô không chỉ bị nhúng hóa chất để lên màu đẹp mà nó còn bị hóa phép từ thịt lợn ôi thiu, phổi heo thành miếng khô bò tươi ngon.Sử dụng phổi heo biến chất để chế biến thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng, thêm hóa chất không rõ nguồn gốc càng dễ có nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng, thậm chí nguy hại đến gan, thận.Bên cạnh đó, để sản phẩm có màu sắc đẹp, không bị ẩm mốc nhiều cơ sở sản xuất đã thêm vào nhiều chất phụ gia, tiêu biểu là sudan - một loại hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Đây là hóa chất không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.Ômai, mứt. Các loại ômai, mứt thủ công thường là món quà vặt không thể thiếu trong những dịp tết đến xuân về. Thế nhưng, chúng lại là loại không được giám sát chặt chẽ trong khâu sản xuất, kiểm nghiệm nên rất dễ nhiễm hóa chất độc hại.Việc ômai, mứt bẩn thường gặp ở nhiều khâu chế biến, như nguyên liệu không đảm bảo, chế biến không hợp vệ sinh, dùng quá nhiều chất bảo quản và phẩm màu, quá trình vận chuyển không đảm bảo vệ sinh…Các loại hạt khô có màu như hạt dưa. Hạt dưa không thể có màu đỏ đều và đẹp như vậy nếu không có một loại thuốc nhuộm công nghiệp Rhodamine. Nếu ăn phải loại hạt dưa này, có thể gây ung thư và suy gan thận.Măng khô. Một bát măng nấu giò hay một bát măng nấu đông cùng thịt luôn hấp dẫn mỗi người dân Việt mỗi dịp tết. Thế nhưng, các cơ sở sản xuất hiện nay thường xuyên cho hóa chất như lưu huỳnh vào chống mốc và tạo màu vàng đẹp.Do măng ẩm ướt nên khi xông khí lưu huỳnh đọng lại trong thực phẩm này nhiều. Việc sử dụng lưu huỳnh với nồng độ cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương về thần kinh, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, giảm thị lực, ảnh hưởng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết. Nếu cấp tính, có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực...
Giò chả. Luôn có mặt trong mâm cỗ những ngày lễ tết từ xưa đến nay. Tết đến xuân về ăn một lát giò chả cùng bánh chưng và hành muối mới gọi là đủ hương vị tết. Thế nhưng, hiện nay nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm này rất cao.
Để giò chả được giữ lâu, các cơ sở sản xuất không ngại ngần cho thêm hàn the độc hại. Chất này có khả năng gây ngộ độc cấp tính rất cao, dùng hơn 5gr có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra giò chả còn được bỏ vào chất tạo màu để làm nó trắng và đẹp hơn. Những chất phụ gia này có khả năng phá hủy ngũ tạng và gây bệnh lâu dài.
Dưa muối, dưa hành, các món muối chua. Bản thân những loại muối chua là món ăn ngày tết được người Việt dùng trong dịp lễ cổ truyền hàng ngàn năm nay và những vi khuẩn lên men trong nó cũng rất có lợi cho đường tiêu hóa.
Thế nhưng, hiện nay do tính chất công nghiệp hóa mà nhà sản xuất đã cho thêm những chất bảo quản để những món muối chua có thể để được lâu và lên màu đẹp. Điều này rất nguy hiểm, ngắn hạn sẽ làm cho bạn đau bụng, tiêu chảy, dài hạn có thể gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư.
Thịt bò khô. Truyền thống thì loại thực phẩm này ít được dùng nhưng hiện nay thịt bò khô là món đắt hàng để nhâm nhi trong dịp tết. Bò khô không chỉ bị nhúng hóa chất để lên màu đẹp mà nó còn bị hóa phép từ thịt lợn ôi thiu, phổi heo thành miếng khô bò tươi ngon.
Sử dụng phổi heo biến chất để chế biến thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng, thêm hóa chất không rõ nguồn gốc càng dễ có nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng, thậm chí nguy hại đến gan, thận.
Bên cạnh đó, để sản phẩm có màu sắc đẹp, không bị ẩm mốc nhiều cơ sở sản xuất đã thêm vào nhiều chất phụ gia, tiêu biểu là sudan - một loại hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Đây là hóa chất không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Ômai, mứt. Các loại ômai, mứt thủ công thường là món quà vặt không thể thiếu trong những dịp tết đến xuân về. Thế nhưng, chúng lại là loại không được giám sát chặt chẽ trong khâu sản xuất, kiểm nghiệm nên rất dễ nhiễm hóa chất độc hại.
Việc ômai, mứt bẩn thường gặp ở nhiều khâu chế biến, như nguyên liệu không đảm bảo, chế biến không hợp vệ sinh, dùng quá nhiều chất bảo quản và phẩm màu, quá trình vận chuyển không đảm bảo vệ sinh…
Các loại hạt khô có màu như hạt dưa. Hạt dưa không thể có màu đỏ đều và đẹp như vậy nếu không có một loại thuốc nhuộm công nghiệp Rhodamine. Nếu ăn phải loại hạt dưa này, có thể gây ung thư và suy gan thận.
Măng khô. Một bát măng nấu giò hay một bát măng nấu đông cùng thịt luôn hấp dẫn mỗi người dân Việt mỗi dịp tết. Thế nhưng, các cơ sở sản xuất hiện nay thường xuyên cho hóa chất như lưu huỳnh vào chống mốc và tạo màu vàng đẹp.
Do măng ẩm ướt nên khi xông khí lưu huỳnh đọng lại trong thực phẩm này nhiều. Việc sử dụng lưu huỳnh với nồng độ cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương về thần kinh, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, giảm thị lực, ảnh hưởng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết. Nếu cấp tính, có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực...