Việt Nam - Bánh trưng: Xuất phát từ truyền thuyết vua Hùng, bánh trưng được tượng trưng cho "đất vuông" và là món ăn truyền thống không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt. Nếu như người miền Bắc thường gói bánh trưng hình vuông với lá dong thì người miền Nam lại gói bánh hình trụ với lá chuối và gọi lái đi thành bánh Tét. Trung Quốc - Bánh tổ: Với ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới thịnh vượng, bánh tổ thường được người Trung Quốc ăn vào bữa cơm đoàn tụ cả gia đình vào dịp Tết. Nguyên liệu chính của loại bánh này là gạo nếp dẻo thơm tạo độ kết kính nên người Trung Quốc ăn món này cũng là để mong ước thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Campuchia - Cà ri: Cà ri là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Campuchia. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng. Lào - Lạp: Tết Songkran của người Lào được tổ chức từ ngày 14 - 16/4. Trong dịp này, người Lào thường ăn món Lạp được làm được từ thịt gà hoặc thịt bò ăn kèm với cơm nếp. Theo tiếng Lào thì lạp có nghĩa là lộc.Hàn Quốc - Canh Tteokguk: Trong những ngày đầu năm mới, người Hàn Quốc sẽ nấu canh Tteokguk làm từ các nguyên liệu bột gạo, nước xương bò, thịt bò và hành hoa. Các thành viên sẽ quây quần bên nhau thưởng thức món canh này để cầu mong có sức khỏe dồi dào và may mắn trong năm mới.Nhật Bản – Các món bánh Tết thập cẩm: Bánh Tết của người Nhật thường làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ... Những món này tượng trưng cho tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành. Bên cạnh đó người Nhật còn ăn hải sản để cầu mong giàu sang, phú quý.
Việt Nam - Bánh trưng: Xuất phát từ truyền thuyết vua Hùng, bánh trưng được tượng trưng cho "đất vuông" và là món ăn truyền thống không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt. Nếu như người miền Bắc thường gói bánh trưng hình vuông với lá dong thì người miền Nam lại gói bánh hình trụ với lá chuối và gọi lái đi thành bánh Tét.
Trung Quốc - Bánh tổ: Với ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới thịnh vượng, bánh tổ thường được người Trung Quốc ăn vào bữa cơm đoàn tụ cả gia đình vào dịp Tết. Nguyên liệu chính của loại bánh này là gạo nếp dẻo thơm tạo độ kết kính nên người Trung Quốc ăn món này cũng là để mong ước thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.
Campuchia - Cà ri: Cà ri là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Campuchia. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.
Lào - Lạp: Tết Songkran của người Lào được tổ chức từ ngày 14 - 16/4. Trong dịp này, người Lào thường ăn món Lạp được làm được từ thịt gà hoặc thịt bò ăn kèm với cơm nếp. Theo tiếng Lào thì lạp có nghĩa là lộc.
Hàn Quốc - Canh Tteokguk: Trong những ngày đầu năm mới, người Hàn Quốc sẽ nấu canh Tteokguk làm từ các nguyên liệu bột gạo, nước xương bò, thịt bò và hành hoa. Các thành viên sẽ quây quần bên nhau thưởng thức món canh này để cầu mong có sức khỏe dồi dào và may mắn trong năm mới.
Nhật Bản – Các món bánh Tết thập cẩm: Bánh Tết của người Nhật thường làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ... Những món này tượng trưng cho tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành. Bên cạnh đó người Nhật còn ăn hải sản để cầu mong giàu sang, phú quý.