Món ăn giải nhiệt ngày hè nhưng 4 nhóm người này nhất định phải tránh

Google News

Sấu xanh có vị chua đậm đặc nên không thích hợp với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng...Vì vậy, những người này tốt nhất nên tránh dùng đồ ăn, uống được chế biến từ sấu.

Mùa sấu thu hoạch bắt đầu kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm. Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa..., mỗi lần uống từ 4 – 6g cùi quả.

Ảnh minh họa

Theo y học hiện đại, trong quả sấu chín có 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% protit, 8.2% gluxit, 2.7% xenluloza, 100mg% canxi, 44mg% Phospho, vết sắt và 3mg% vitamin C. Sấu có rất nhiều công dụng trong bữa ăn hằng ngày cũng là cũng như là vị thuốc chữa bệnh.

Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng. Hoặc khi luộc rau muống ta thường cho sấu quả xanh vào làm canh chua ăn vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát. Quả sấu, dấm, gừng, đường, ớt dầm với nhau ăn tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực.

Một số món ăn bài thuốc từ quả sấu:

Ảnh minh họa

- Phụ nữ nôn nghén: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.

- Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.

- Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.

- Tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.

- Chữa say rượu, lở ngứa: Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống.

4 điều quan trọng cần tránh khi ăn sấu

Không ăn khi bị viêm loét dạ dày

Sấu xanh có vị chua đậm đặc nên không thích hợp với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tốt nhất người có bệnh về đường ruột nên tránh dùng đồ ăn, uống được chế biến từ sấu.

Ảnh minh họa

Không ăn khi bụng đói

Tuyệt đối không ăn sấu khi bụng đói vì trước mắt nó sẽ khiến bạn cồn cào trong bụng trước khi bào mòn dạ dày của bạn.

Không tốt cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

Trẻ dưới 12 tháng tuổi tuyệt đối không cho sử các món ăn chế biến từ sấu vì hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.

Hạn chế uống nước sấu ngâm đường

Để giảm độ chua, nhiều người dùng sấu ngâm đường. Tuy nhiên những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch... nên rất hạn chế vì nó sẽ làm cho bệnh ngày một trầm trọng hơn.

Cách chọn sấu ngon

Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một. Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non. Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua. Không nên lựa chọn quả sấu quá già vì chúng sẽ có rất nhiều hạt to, ít chua.

Theo M.H/Gia đình & Xã hội

>> xem thêm

Bình luận(0)