Nhai kẹo cao su quá nhiều có thể làm hỏng răng bạn do chúng chứa nhiều đường, axit trong các hương liệu và lượng lớn chất bảo quản. Thậm chí chúng bào mòn, gây sâu răng nếu sử dụng lâu dài.Bên cạnh đó, nhai liên tục khiến hàm phải làm việc, chịu áp lực lớn dễ gây nên tình trạng đau nửa đầu.Nhai kẹo cao su liên tục còn gây nên các vấn đề về tiêu hóa. Cụ thể, động tác nhai khiến bạn phải mở miệng, nuốt lượng khí dư vào dạ dày. Nuốt lượng khí lớn khiến dễ gây đau bụng, đầy hơi, chứng ruột kích thích (IBS) nguy hiểm.Tình trạng rối loạn khớp thái dương do nhai kẹo cao su diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân bởi nhai kẹo cao su khiến xương hàm phải hoạt động nhiều, mệt mỏi, các khớp lệch khỏi vị trí, gây rối loạn khớp thái dương (TMJ). Điều này thường dẫn đến đau hàm, đau đầu và giảm sự vận động của khớp hàm.Dù bạn chỉ nhai rồi bỏ bã thì kẹo cao su vẫn tiềm ẩn nguy cơ béo phì. Nguyên nhân bởi nhai kẹo khiến bạn dễ cảm thấy đói, muốn thỏa mãn nhu cầu ăn uống bằng các món nhẹ như khoai tây chiên giòn, bánh kẹo. Trái cây và rau xanh rất ít khi được chọn thời điểm này bởi chúng thường mang lại cảm giác đắng nhẹ ở lưỡi sau khi nhai cao su.Đặc biệt, loại kẹo tưởng như vô hại này còn cản trở quá trình trao đổi chất bởi việc nhai kích thích sản xuất nước bọt tiết ra, làm loãng enzym trong khoang miệng khiến việc trao đổi chất chậm hơn.Tác hại kẹo cao su còn ám ảnh hơn khi chúng ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi do chúng chứa nhiều thành phần tổng hợp không có lợi.Nếu đang niềng răng hoặc hàn răng, bạn nên tránh nhai kẹo cao su, bởi trong các hỗn hợp hàn răng thường chứa bạc, thiếc và thủy ngân. Khi bạn nhai kẹo sẽ phá vỡ các hỗn hợp, giải phóng thủy ngân vào hệ thống tiêu hóa, thủy ngân là chất kịch độc đối đối với cơ thể.Nhiều loại kẹo cao su có chứa aspartame, một loại đường nhân tạo có thể tạo ra formaldehyde được biết đến là chất gây ung thư trong cơ thể. Một số người cho biết, họ thường gặp tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt và thay đổi tâm trạng khi sử dụng kẹo cao su có chứa thành phần này.
Nhai kẹo cao su quá nhiều có thể làm hỏng răng bạn do chúng chứa nhiều đường, axit trong các hương liệu và lượng lớn chất bảo quản. Thậm chí chúng bào mòn, gây sâu răng nếu sử dụng lâu dài.
Bên cạnh đó, nhai liên tục khiến hàm phải làm việc, chịu áp lực lớn dễ gây nên tình trạng đau nửa đầu.
Nhai kẹo cao su liên tục còn gây nên các vấn đề về tiêu hóa. Cụ thể, động tác nhai khiến bạn phải mở miệng, nuốt lượng khí dư vào dạ dày. Nuốt lượng khí lớn khiến dễ gây đau bụng, đầy hơi, chứng ruột kích thích (IBS) nguy hiểm.
Tình trạng rối loạn khớp thái dương do nhai kẹo cao su diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân bởi nhai kẹo cao su khiến xương hàm phải hoạt động nhiều, mệt mỏi, các khớp lệch khỏi vị trí, gây rối loạn khớp thái dương (TMJ). Điều này thường dẫn đến đau hàm, đau đầu và giảm sự vận động của khớp hàm.
Dù bạn chỉ nhai rồi bỏ bã thì kẹo cao su vẫn tiềm ẩn nguy cơ béo phì. Nguyên nhân bởi nhai kẹo khiến bạn dễ cảm thấy đói, muốn thỏa mãn nhu cầu ăn uống bằng các món nhẹ như khoai tây chiên giòn, bánh kẹo. Trái cây và rau xanh rất ít khi được chọn thời điểm này bởi chúng thường mang lại cảm giác đắng nhẹ ở lưỡi sau khi nhai cao su.
Đặc biệt, loại kẹo tưởng như vô hại này còn cản trở quá trình trao đổi chất bởi việc nhai kích thích sản xuất nước bọt tiết ra, làm loãng enzym trong khoang miệng khiến việc trao đổi chất chậm hơn.
Tác hại kẹo cao su còn ám ảnh hơn khi chúng ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi do chúng chứa nhiều thành phần tổng hợp không có lợi.
Nếu đang niềng răng hoặc hàn răng, bạn nên tránh nhai kẹo cao su, bởi trong các hỗn hợp hàn răng thường chứa bạc, thiếc và thủy ngân. Khi bạn nhai kẹo sẽ phá vỡ các hỗn hợp, giải phóng thủy ngân vào hệ thống tiêu hóa, thủy ngân là chất kịch độc đối đối với cơ thể.
Nhiều loại kẹo cao su có chứa aspartame, một loại đường nhân tạo có thể tạo ra formaldehyde được biết đến là chất gây ung thư trong cơ thể. Một số người cho biết, họ thường gặp tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt và thay đổi tâm trạng khi sử dụng kẹo cao su có chứa thành phần này.