Gần đây, một cậu bé 12 tuổi phải nhập viện điều trị ở Khoa Thần kinh của Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sau một loạt các cuộc kiểm tra, cậu bé bị nhồi máu não cấp tính hay còn gọi là tai biến mạch máu não.Theo bác sĩ Trương Thục Linh - Chủ Nhiệm Khoa Thần kinh của Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu, nhồi máu não còn được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, do hoại tử thiếu máu cục bộ não hạn chế hoặc mô não bị mềm do suy giảm cung cấp máu cho não, thiếu máu cục bộ và thiếu oxy.Bệnh mạch máu não ở trẻ vị thành niên được chia thành hai loại: bẩm sinh và mắc phải. Bệnh mạch máu não bẩm sinh tồn tại khi sinh và sự xuất hiện của nó có thể liên quan đến một số yếu tố gây quái thai trong thai kỳ, chủ yếu gặp ở chứng phình động mạch não, dị dạng mạch máu não và bệnh moyamoya.Thế nhưng, phần lớn sự xuất hiện và phát triển của bệnh mạch máu não mắc phải có liên quan đến lối sống không lành mạnh và béo phì. Thứ nhất là do cơ cấu khẩu phần ăn chưa hợp lý, vấn đề béo phì do ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo, chất béo và cholesterol cao sẽ khiến tăng huyết áp, mỡ máu, nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu não.Tiếp đó là tập thể dục không đủ. Một cuộc khảo sát thực hiện trên học sinh các trường THCS và THPT cho thấy, tỷ lệ học sinh hoạt động thể chất đạt chuẩn dưới 20%, quan niệm về tập thể dục trong thời học sinh đã và đang ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành, đồng thời nó cũng là căn nguyên của các bệnh tim mạch và mạch máu não ở tương lai.Thứ ba là hút thuốc lá, thuốc lá chứa nhiều nicotin, có thể gây co mạch, khiến lực cản dòng máu tăng lên, gây tổn thương thành mạch, độ nhớt của máu càng tăng cao càng đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến huyết khối, dần dẫn dến nhồi máu não.Thứ tư là uống rượu, uống rượu quá mức hoặc thậm chí nghiện rượu là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với các bệnh tim mạch và mạch máu não.Thứ năm là thức khuya thường xuyên. Thường xuyên thức khuya và căng thẳng cao có thể dẫn đến hưng phấn thần kinh giao cảm quá mức và tăng tiết hormone nội tiết tim mạch trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp, đường huyết và tăng lipid máu, thúc đẩy sự xuất hiện sớm của xơ vữa động mạch, đồng thời đẩy nhanh sự xuất hiện và phát triển của các bệnh tim mạch và mạch máu não.Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh nhồi máu não ở tuổi vị thành niên là gì? Thứ nhất, yếu hoặc tê ở một bên của cơ thể, hiện tượng này xảy ra lập tức đi khám ngay. Đây có thể là tình trạng bệnh đã nặng.Thứ hai, cảm giác bị tê ở mặt; tê hoặc méo miệng ở một bên; nói lắp hoặc khó hiểu, khó diễn đạt ngôn ngữ; nhìn chằm chằm vào một bên; mất thị lực hoặc nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt; chóng mặt kèm theo nôn mửa; thi thoảng còn mất ý thức hoặc co giật. Một khi các triệu chứng trên xuất hiện, cần đến viện càng sớm càng tốt để tiến hành chụp CT và điều trị.Mời quý độc giả xem video: Chữa di chứng cho bệnh nhân nhồi máu não. Nguồn: Sức khoẻ đời sống.
Gần đây, một cậu bé 12 tuổi phải nhập viện điều trị ở Khoa Thần kinh của Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sau một loạt các cuộc kiểm tra, cậu bé bị nhồi máu não cấp tính hay còn gọi là tai biến mạch máu não.
Theo bác sĩ Trương Thục Linh - Chủ Nhiệm Khoa Thần kinh của Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu, nhồi máu não còn được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, do hoại tử thiếu máu cục bộ não hạn chế hoặc mô não bị mềm do suy giảm cung cấp máu cho não, thiếu máu cục bộ và thiếu oxy.
Bệnh mạch máu não ở trẻ vị thành niên được chia thành hai loại: bẩm sinh và mắc phải. Bệnh mạch máu não bẩm sinh tồn tại khi sinh và sự xuất hiện của nó có thể liên quan đến một số yếu tố gây quái thai trong thai kỳ, chủ yếu gặp ở chứng phình động mạch não, dị dạng mạch máu não và bệnh moyamoya.
Thế nhưng, phần lớn sự xuất hiện và phát triển của bệnh mạch máu não mắc phải có liên quan đến lối sống không lành mạnh và béo phì. Thứ nhất là do cơ cấu khẩu phần ăn chưa hợp lý, vấn đề béo phì do ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo, chất béo và cholesterol cao sẽ khiến tăng huyết áp, mỡ máu, nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu não.
Tiếp đó là tập thể dục không đủ. Một cuộc khảo sát thực hiện trên học sinh các trường THCS và THPT cho thấy, tỷ lệ học sinh hoạt động thể chất đạt chuẩn dưới 20%, quan niệm về tập thể dục trong thời học sinh đã và đang ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành, đồng thời nó cũng là căn nguyên của các bệnh tim mạch và mạch máu não ở tương lai.
Thứ ba là hút thuốc lá, thuốc lá chứa nhiều nicotin, có thể gây co mạch, khiến lực cản dòng máu tăng lên, gây tổn thương thành mạch, độ nhớt của máu càng tăng cao càng đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến huyết khối, dần dẫn dến nhồi máu não.
Thứ tư là uống rượu, uống rượu quá mức hoặc thậm chí nghiện rượu là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Thứ năm là thức khuya thường xuyên. Thường xuyên thức khuya và căng thẳng cao có thể dẫn đến hưng phấn thần kinh giao cảm quá mức và tăng tiết hormone nội tiết tim mạch trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp, đường huyết và tăng lipid máu, thúc đẩy sự xuất hiện sớm của xơ vữa động mạch, đồng thời đẩy nhanh sự xuất hiện và phát triển của các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh nhồi máu não ở tuổi vị thành niên là gì? Thứ nhất, yếu hoặc tê ở một bên của cơ thể, hiện tượng này xảy ra lập tức đi khám ngay. Đây có thể là tình trạng bệnh đã nặng.
Thứ hai, cảm giác bị tê ở mặt; tê hoặc méo miệng ở một bên; nói lắp hoặc khó hiểu, khó diễn đạt ngôn ngữ; nhìn chằm chằm vào một bên; mất thị lực hoặc nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt; chóng mặt kèm theo nôn mửa; thi thoảng còn mất ý thức hoặc co giật. Một khi các triệu chứng trên xuất hiện, cần đến viện càng sớm càng tốt để tiến hành chụp CT và điều trị.