Nếu con bạn có biểu hiện quá hiếu động, khó tập trung, dễ bị phân tâm, không chú ý lắng nghe, cựa quậy tay chân liên hồi, nói quá nhiều thì rất có thể bé đã bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Rối loạn tăng động giảm chú ý thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu đi học và có thể kéo dài tới tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành. Phần lớn bố mẹ có con mắc rối loạn tăng động giảm chú ý đều cho rằng các bé nghịch ngợm quá mức và chưa có cách điều trị thích hợp. Điều này có thể dẫn đến hiệu quả xấu.Nếu bé có những biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý, bố mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau khi giao tiếp với bé: Đừng vội tức giận, la mắng bé; giúp con hiểu về các quy tắc xã hội ngầm định; luôn tập trung vào mặt tích cực và thay đổi hành vi của bản thân. Đừng vội nổi giận và la mắng mỗi khi bé quá nghịch ngợm mà hãy tìm hiểu xem nguyên nhân của hành vi đó thực sự là gì. Rất có thể bé chỉ cố tình gây chú ý và thu hút sự quan tâm từ bố mẹ. Hãy giúp con hiểu về các quy tắc xã hội ngầm định như nhăn mặt nghĩa là không bằng lòng, đập bàn ghế có thể do tức giận.... Những bé mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường khó có thể hiểu được các ý nghĩa ngầm trong hành động của người lớn.Để giáo dục bé, trước hết bạn phải điều chỉnh hành vi của mình. Nếu muốn bé ngừng la hét thì bạn cũng nên nhỏ nhẹ mỗi khi tức giận, dạy bảo bé. Luôn tập trung vào mặt tích cực, khen ngợi nếu bé làm việc tốt là cách hiệu quả để khuyến khích bé. Bất cứ khi nào bé tỏ ra sẵn sàng lắng nghe, bạn hãy kiên nhẫn giải thích những thắc mắc của bé. Thay vì la mắng, trách móc bé, bạn hãy khuyến khích những mặt tích cực và điều chỉnh hành vi của bé bằng cách đưa ra những ví dụ về hành động đúng.
Nếu con bạn có biểu hiện quá hiếu động, khó tập trung, dễ bị phân tâm, không chú ý lắng nghe, cựa quậy tay chân liên hồi, nói quá nhiều thì rất có thể bé đã bị rối loạn tăng động giảm chú ý.
Rối loạn tăng động giảm chú ý thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu đi học và có thể kéo dài tới tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành. Phần lớn bố mẹ có con mắc rối loạn tăng động giảm chú ý đều cho rằng các bé nghịch ngợm quá mức và chưa có cách điều trị thích hợp. Điều này có thể dẫn đến hiệu quả xấu.
Nếu bé có những biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý, bố mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau khi giao tiếp với bé: Đừng vội tức giận, la mắng bé; giúp con hiểu về các quy tắc xã hội ngầm định; luôn tập trung vào mặt tích cực và thay đổi hành vi của bản thân.
Đừng vội nổi giận và la mắng mỗi khi bé quá nghịch ngợm mà hãy tìm hiểu xem nguyên nhân của hành vi đó thực sự là gì. Rất có thể bé chỉ cố tình gây chú ý và thu hút sự quan tâm từ bố mẹ.
Hãy giúp con hiểu về các quy tắc xã hội ngầm định như nhăn mặt nghĩa là không bằng lòng, đập bàn ghế có thể do tức giận.... Những bé mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường khó có thể hiểu được các ý nghĩa ngầm trong hành động của người lớn.
Để giáo dục bé, trước hết bạn phải điều chỉnh hành vi của mình. Nếu muốn bé ngừng la hét thì bạn cũng nên nhỏ nhẹ mỗi khi tức giận, dạy bảo bé.
Luôn tập trung vào mặt tích cực, khen ngợi nếu bé làm việc tốt là cách hiệu quả để khuyến khích bé. Bất cứ khi nào bé tỏ ra sẵn sàng lắng nghe, bạn hãy kiên nhẫn giải thích những thắc mắc của bé.
Thay vì la mắng, trách móc bé, bạn hãy khuyến khích những mặt tích cực và điều chỉnh hành vi của bé bằng cách đưa ra những ví dụ về hành động đúng.