Trứng tan có lòng đỏ và lòng trắng quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp vàng nhạt. Đây chính là trứng gà ấp dở, giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều đạm nên ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thực chất, kiểu trứng này có tại nhiều nơi, song chỉ ở Quy Nhơn (Bình Định) mới được gọi bằng tên độc đáo như vậy. Ảnh: Ngan.l.quynh.Trứng lòng đào và sữa chua là bộ đôi quen thuộc với tín đồ ẩm thực. Thực khách thưởng thức trứng kèm muối tiêu tắc hoặc nước mắm chua ngọt. Sữa chua mềm mịn, không quá ngọt là món tráng miệng lý tưởng sau khi nhâm nhi trứng. So với Vũng Tàu, sữa chua tại Đà Lạt đặc trưng hơn với vị phô mai và đa dạng như việt quất, chanh dây, dâu tây, lá dứa, trà xanh... Ảnh: 9493.corner.Bánh ướt lòng gà là một trong những hương vị được khách ưa chuộng ở Đà Lạt. Thành phần gồm bánh ướt mềm, thịt gà xé, trứng non, rau thơm, hành phi, hành tây... Với nguyên liệu đơn giản, món ngon này cũng nhanh chóng phổ biến ở nhiều địa phương. Ảnh: Mysteriousaigon.Trứng bắc thảo còn được gọi là trứng nghìn tuổi bởi công đoạn chế biến phức tạp. Những quả trứng gà, vịt hay chim cút được ngâm trong dung dịch gồm trà đen đặc, vôi, muối, tro gỗ... từ 7 tuần đến 5 tháng. Trứng thành phẩm có mùi amoniac đậm đặc khiến nhiều người phải cau mày khi thưởng thức. Tại Việt Nam, trứng bắc thảo thường được kết hợp trong món súp cua, cháo... đem đến hương vị bổ dưỡng. Ảnh: Pe_audia.Trứng vịt lộn thơm ngon, bổ dưỡng, song bởi món ăn được chế biến từ bào thai vịt con khiến nhiều người (đặc biệt là thực khách phương Tây) khó chấp nhận nếm thử. Tại bảo tàng Disgusting Food (Thụy Điển) có trưng bày, giới thiệu trứng vịt lộn thuộc danh sách món ăn kinh dị. Ảnh: Homnay_tuiangi.Thực khách Việt quen với cách thưởng thức hột vịt lộn cùng rau răm, muối tiêu chanh. Ngoài ra, vịt lộn xào me hay kết hợp trong cháo, bún, lẩu cũng là những gợi ý đáng thử. Ở Huế hay Đà Nẵng, kiểu trứng vịt lộn um bầu nóng hổi cũng được xem là một đặc sản. Món ăn đặc biệt kích thích vị giác vào ngày mưa, lạnh. Ảnh: Khánh Vân.Bánh trứng kiến là đặc sản của dân tộc Tày, phổ biến ở Cao Bằng, Tuyên Quang. Bánh nổi bật với màu trắng, được làm từ gạo nếp nương dẻo mềm, đậm vị núi rừng. Nguyên liệu không thể thiếu là trứng non của kiến đen béo ngậy, giàu dưỡng chất. Lá non của cây vả bọc bên ngoài bánh. Ảnh: Thuydung16. 3 cách chế biến trứng độc đáo Thay đổi cách nấu trứng quen thuộc, bạn có thể sáng tạo nhiều món ngon hấp dẫn như que trứng chiên, trứng tráng tách lòng đẹp mắt hay bánh trứng sữa nướng.
Trứng tan có lòng đỏ và lòng trắng quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp vàng nhạt. Đây chính là trứng gà ấp dở, giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều đạm nên ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thực chất, kiểu trứng này có tại nhiều nơi, song chỉ ở Quy Nhơn (Bình Định) mới được gọi bằng tên độc đáo như vậy. Ảnh: Ngan.l.quynh.
Trứng lòng đào và sữa chua là bộ đôi quen thuộc với tín đồ ẩm thực. Thực khách thưởng thức trứng kèm muối tiêu tắc hoặc nước mắm chua ngọt. Sữa chua mềm mịn, không quá ngọt là món tráng miệng lý tưởng sau khi nhâm nhi trứng. So với Vũng Tàu, sữa chua tại Đà Lạt đặc trưng hơn với vị phô mai và đa dạng như việt quất, chanh dây, dâu tây, lá dứa, trà xanh... Ảnh: 9493.corner.
Bánh ướt lòng gà là một trong những hương vị được khách ưa chuộng ở Đà Lạt. Thành phần gồm bánh ướt mềm, thịt gà xé, trứng non, rau thơm, hành phi, hành tây... Với nguyên liệu đơn giản, món ngon này cũng nhanh chóng phổ biến ở nhiều địa phương. Ảnh: Mysteriousaigon.
Trứng bắc thảo còn được gọi là trứng nghìn tuổi bởi công đoạn chế biến phức tạp. Những quả trứng gà, vịt hay chim cút được ngâm trong dung dịch gồm trà đen đặc, vôi, muối, tro gỗ... từ 7 tuần đến 5 tháng. Trứng thành phẩm có mùi amoniac đậm đặc khiến nhiều người phải cau mày khi thưởng thức. Tại Việt Nam, trứng bắc thảo thường được kết hợp trong món súp cua, cháo... đem đến hương vị bổ dưỡng. Ảnh: Pe_audia.
Trứng vịt lộn thơm ngon, bổ dưỡng, song bởi món ăn được chế biến từ bào thai vịt con khiến nhiều người (đặc biệt là thực khách phương Tây) khó chấp nhận nếm thử. Tại bảo tàng Disgusting Food (Thụy Điển) có trưng bày, giới thiệu trứng vịt lộn thuộc danh sách món ăn kinh dị. Ảnh: Homnay_tuiangi.
Thực khách Việt quen với cách thưởng thức hột vịt lộn cùng rau răm, muối tiêu chanh. Ngoài ra, vịt lộn xào me hay kết hợp trong cháo, bún, lẩu cũng là những gợi ý đáng thử. Ở Huế hay Đà Nẵng, kiểu trứng vịt lộn um bầu nóng hổi cũng được xem là một đặc sản. Món ăn đặc biệt kích thích vị giác vào ngày mưa, lạnh. Ảnh: Khánh Vân.
Bánh trứng kiến là đặc sản của dân tộc Tày, phổ biến ở Cao Bằng, Tuyên Quang. Bánh nổi bật với màu trắng, được làm từ gạo nếp nương dẻo mềm, đậm vị núi rừng. Nguyên liệu không thể thiếu là trứng non của kiến đen béo ngậy, giàu dưỡng chất. Lá non của cây vả bọc bên ngoài bánh. Ảnh: Thuydung16.
3 cách chế biến trứng độc đáo Thay đổi cách nấu trứng quen thuộc, bạn có thể sáng tạo nhiều món ngon hấp dẫn như que trứng chiên, trứng tráng tách lòng đẹp mắt hay bánh trứng sữa nướng.