Dưới đây là một số bệnh mà người hay ngủ nướng có nguy cơ mắc phải.
Đau đầu
Một số người dễ bị đau đầu sau khi ngủ nướng vào cuối tuần hoặc các kỳ nghỉ. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là do sự tác động của việc ngủ quên lên dây dẫn truyền thần kinh nhất định trong não bộ, bao gồm serotonin, một chất có khả năng giữ cho đầu óc thăng bằng và thư giãn. Những người ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ bị phá vỡ nhịp sinh học, gây rối loạn giấc ngủ ban đêm, điều này cũng dẫn đến đau đầu vào buổi sáng.
|
Ảnh minh họa. |
Bệnh tim
Khi bạn ngủ, nhịp tim, sự co bóp của các cơ tim và sự tuần hoàn máu giảm xuống. Nếu bạn ngủ quá nhiều, hoạt động của tim bị ảnh hưởng, gây ra các bệnh tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tim mạch vành... Một nghiên cứu tiến hành với 72.000 phụ nữ cho thấy phụ nữ ngủ 9-11 giờ mỗi đêm tăng 38% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành so với những người ngủ 8 tiếng.
Trầm cảm
Mặc dù trầm cảm liên quan nhiều hơn tới triệu chứng mất ngủ, khoảng 15% những người bị trầm cảm là do ngủ quá nhiều. Ngủ nướng cũng có thể làm trầm trọng thêm căn bệnh trầm cảm.
Bệnh tiểu đường
Theo Webmd, các chuyên gia về sức khỏe cho rằng ngủ ít hay ngủ nhiều đều tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày, căn bệnh này sẽ dễ dàng tấn công cơ thể.
Đau dạ dày
Khi bạn ngủ nướng, đương nhiên việc ăn uống của bạn sẽ trở nên thất thường. Dạ dày hoạt động không đúng giờ sẽ gây nên sự co thắt đường tiêu hóa. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, có thể bạn sẽ mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính và chứng khó tiêu.
Dễ mắc bệnh đau lưng
Vì thời gian không hoạt động quá nhiều, cơ thể và các cơ bắp của bạn sẽ mất dần tính linh hoạt, từ đó gây ra đau lưng. Đó là lý do giải thích tại sao các bác sĩ vẫn khuyên những bệnh nhân đau lưng cần vận động nhẹ nhàng sẽ giúp nhanh khỏi bệnh hơn là việc nằm một chỗ.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Nghiên của các nhà khoa học Mỹ áp dụng trên 9.000 người 50-79 tuổi cho thấy những người ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 70% so với những người có thói quen ngủ lành mạnh 7 tiếng mỗi ngày.
Thời gian ngủ hợp lý theo từng lứa tuổi
- Trẻ em từ 4-10 tuổi ngủ 12 giờ mỗi ngày, ngủ từ khoảng 8 giờ tới sáng, buổi trưa ngủ được khoảng 1 giờ càng tốt. Trong giai đoạn tuổi lớn có thể ngủ từ 8-10 giờ là tốt nhất.
- Giai đoạn 13-19 tuổi: Thanh niên trong giai đoạn này cần thời gian ngủ khoảng 8 giờ một ngày và đảm bảo nguyên tắc ngủ sớm dậy sớm, đồng thời bảo bảo lúc 3 giờ đêm là thời gian ngủ sâu nhất.
- Giai đoạn từ 30-60 tuổi: Nam thành niên cần 6,49 tiếng đồng hồ để ngủ, nữ thành niên cần 7,5 giờ, đồng thời đảm bảo thời gian ngủ tốt nhất từ 10 giờ tối tới 5 giờ sáng hôm sau.
- Người cao tuổi trên 60 tuổi nên ngủ trước 12 giờ đêm, và ngủ khoảng từ 5,5 tới 7 giờ mỗi ngày.