Đậu bắp có nhiều tên gọi khác nhau như đậu sừng dê, đậu cà phê. Nó là một trong những thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến. Được ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng, tác dụng của đậu bắp thực sự tuyệt vời.Cụ thể, đậu bắp rất giàu protein, carbohydrate, vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B, carotene, axit amin tự do, kẽm, kali, canxi, selen... Những chất này rất có lợi cho cơ thể, được các nhà nghiên cứu thống kê nhiều ưu điểm.Hạ đường huyết. Chất nhầy của đậu bắp được ví như “vàng trắng”. Nó chứa nhiều pectin và mucin, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm nhu cầu insulin của cơ thể , ức chế sự hấp thụ cholesterol và cải thiện lipid máu.Ngoài ra, lượng carotenoid dồi dào trong đậu bắp còn duy trì tiết insulin, cân bằng lượng đường trong máu. Vì vậy, đây là loại quả lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.Bảo vệ dạ dày. Đậu bắp chứa pectin, galactan... hỗ trợ rất tốt cho tiêu hóa, điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày. Chất mucin trong đậu bắp còn mang lại tác dụng bảo vệ thành dạ dày, thúc đẩy tiết dịch vị, tăng cảm giác thèm ăn.Bảo vệ khớp. Ở đậu bắp có một chất lỏng dính. Chất lỏng này được tạo thành từ các polysacarit như collagen và mucopolysacarit. Chức năng của nó có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và duy trì sức khỏe và sự hoạt động ổn định của các khớp.Tác dụng làm đẹp. Đậu bắp giàu vitamin C và chất xơ hòa tan. Những chất này không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe da mà còn làm trắng da, giúp da căng mịn. Nghiên cứu chỉ ra, đậu bắp cũng giàu caroten, mang lại tác dụng bảo vệ da, giảm tác hại của các gốc tự do.Giảm mệt mỏi. Đậu bắp chứa một loại chất lỏng sền sệt gồm các thành phần arabinan, galactan, rhamnan, protein , canxi oxalat… Ăn loại quả được ví như sâm của người nghèo này thường xuyên giúp tiêu hóa tốt, giảm mỏi mệt và tăng cường thể lực.Giảm cân. Đậu bắp rất giàu protein, canxi, photpho, có chất lượng đạm cao, dinh dưỡng cao, ít béo, ít calo, không chứa cholesterol. Do vậy, đậu bắp rất được ưu ái trong thực đơn giảm cân của chị em.Bổ sung canxi. Đậu bắp không chỉ có hàm lượng canxi tương đương sữa tươi mà còn tồn tại dưới dạng hữu cơ. Nhờ vậy, tỷ lệ hấp thu canxi từ đậu bắp cao hơn sữa rất nhiều.Đậu bắp có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy, không phải ai cũng thích hợp để ăn nhiều loại quả này. Cụ thể, người bị bệnh thận không nên ăn nhiều đậu bắp do chúng chứa nhiều kali.Đậu bắp tính bình, lạnh nên người bị suy nhược đường tiêu hóa, lạnh bụng, chức năng tiêu hóa kém, thường xuyên bị tiêu chảy không nên ăn nhiều.Đậu bắp giàu chất dinh dưỡng, thích hợp cho phụ nữ mang thai. Nhưng những bà bầu có tình trạng tiêu hóa kém thì không nên ăn đậu bắp. Vì đậu bắp tính lạnh nên khi mang thai sức đề kháng của cơ thể bà bầu tương đối kém.Đậu bắp tính lạnh, người khỏe mạnh nên ăn 150-200g, người tì vị hư yếu chỉ nên ăn 100g mỗi ngày. Ăn lượng vừa đủ không gây khó chịu về thể chất. Ngược lại, ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe dạ dày và lá lách. Ảnh: ITMời độc giả xem video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn: Hanoitv
Đậu bắp có nhiều tên gọi khác nhau như đậu sừng dê, đậu cà phê. Nó là một trong những thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến. Được ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng, tác dụng của đậu bắp thực sự tuyệt vời.
Cụ thể, đậu bắp rất giàu protein, carbohydrate, vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B, carotene, axit amin tự do, kẽm, kali, canxi, selen... Những chất này rất có lợi cho cơ thể, được các nhà nghiên cứu thống kê nhiều ưu điểm.
Hạ đường huyết. Chất nhầy của đậu bắp được ví như “vàng trắng”. Nó chứa nhiều pectin và mucin, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm nhu cầu insulin của cơ thể , ức chế sự hấp thụ cholesterol và cải thiện lipid máu.
Ngoài ra, lượng carotenoid dồi dào trong đậu bắp còn duy trì tiết insulin, cân bằng lượng đường trong máu. Vì vậy, đây là loại quả lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Bảo vệ dạ dày. Đậu bắp chứa pectin, galactan... hỗ trợ rất tốt cho tiêu hóa, điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày. Chất mucin trong đậu bắp còn mang lại tác dụng bảo vệ thành dạ dày, thúc đẩy tiết dịch vị, tăng cảm giác thèm ăn.
Bảo vệ khớp. Ở đậu bắp có một chất lỏng dính. Chất lỏng này được tạo thành từ các polysacarit như collagen và mucopolysacarit. Chức năng của nó có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và duy trì sức khỏe và sự hoạt động ổn định của các khớp.
Tác dụng làm đẹp. Đậu bắp giàu vitamin C và chất xơ hòa tan. Những chất này không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe da mà còn làm trắng da, giúp da căng mịn. Nghiên cứu chỉ ra, đậu bắp cũng giàu caroten, mang lại tác dụng bảo vệ da, giảm tác hại của các gốc tự do.
Giảm mệt mỏi. Đậu bắp chứa một loại chất lỏng sền sệt gồm các thành phần arabinan, galactan, rhamnan, protein , canxi oxalat… Ăn loại quả được ví như sâm của người nghèo này thường xuyên giúp tiêu hóa tốt, giảm mỏi mệt và tăng cường thể lực.
Giảm cân. Đậu bắp rất giàu protein, canxi, photpho, có chất lượng đạm cao, dinh dưỡng cao, ít béo, ít calo, không chứa cholesterol. Do vậy, đậu bắp rất được ưu ái trong thực đơn giảm cân của chị em.
Bổ sung canxi. Đậu bắp không chỉ có hàm lượng canxi tương đương sữa tươi mà còn tồn tại dưới dạng hữu cơ. Nhờ vậy, tỷ lệ hấp thu canxi từ đậu bắp cao hơn sữa rất nhiều.
Đậu bắp có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy, không phải ai cũng thích hợp để ăn nhiều loại quả này. Cụ thể, người bị bệnh thận không nên ăn nhiều đậu bắp do chúng chứa nhiều kali.
Đậu bắp tính bình, lạnh nên người bị suy nhược đường tiêu hóa, lạnh bụng, chức năng tiêu hóa kém, thường xuyên bị tiêu chảy không nên ăn nhiều.
Đậu bắp giàu chất dinh dưỡng, thích hợp cho phụ nữ mang thai. Nhưng những bà bầu có tình trạng tiêu hóa kém thì không nên ăn đậu bắp. Vì đậu bắp tính lạnh nên khi mang thai sức đề kháng của cơ thể bà bầu tương đối kém.
Đậu bắp tính lạnh, người khỏe mạnh nên ăn 150-200g, người tì vị hư yếu chỉ nên ăn 100g mỗi ngày. Ăn lượng vừa đủ không gây khó chịu về thể chất. Ngược lại, ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe dạ dày và lá lách. Ảnh: IT
Mời độc giả xem video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn: Hanoitv