Loại gia vị "thần thánh" giúp tăng tuổi thọ vừa chống ung thư

Google News

Gừng là loại củ gia vị quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Gừng cũng là vị thuốc hỗ trợ chữa nhiều bệnh khá hiệu quả. Thế nhưng không phải ai ăn gừng cũng tốt cho sức khỏe.

Loai gia vi

Lợi ích khi ăn gừng

Giảm đau nhức xương khớp

Trong thành phần của gừng có chất hoạt tính sinh học có khả năng ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây ra đau nhức, chứa gingerol giúp chống viêm, ức chế các chất chemokin, cytokin và các yếu tố gây viêm khác, từ đó giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra.

Làm dịu đau cơ bắp

Gừng sẽ không làm giảm đau cơ ngay tại chỗ, nhưng nó có thể làm dịu cơn đau theo thời gian. Trong một số nghiên cứu, những người bị đau cơ do vận động nhiều sau khi dùng gừng sẽ ít bị đau hơn vào ngày hôm sau so với những người không dùng.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nhờ các thành phần chống viêm, giúp giảm mức độ lipid (chất béo) trong máu và ngăn ngừa huyết áp cao.

Giảm đau do co thắt khi tới kỳ kinh nguyệt

Chứng co thắt kinh nguyệt xảy ra do tăng nồng độ hormone prostaglandin trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau, co thắt và sốt khi tới kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Trong gừng có tác dụng hạ thấp mức prostaglandin từ đó giúp làm giảm đau và giảm co thắt do kinh nguyệt, vì vậy có thể uống nước gừng ấm là phương pháp hữu hiệu giúp giảm đau nhanh chóng.

Trong 1 khảo sát, những phụ nữ dùng 1.500 mg bột gừng mỗi ngày một lần trong 3 ngày trong chu kỳ của họ sẽ cảm thấy ít đau hơn những phụ nữ không dùng.

Bảo vệ răng miệng

Sức mạnh kháng khuẩn của gừng giúp bảo vệ răng miệng luôn khỏe mạnh. Các hợp chất hoạt tính trong gừng được gọi là gingerols ngăn vi khuẩn miệng phát triển. Những vi khuẩn này chính là những vi khuẩn có thể gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng.

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Gừng làm chậm tình trạng chết của tế bào não, cung cấp các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa tổn thương oxy hóa các tế bào, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Gừng cũng có tác dụng giúp chống lại chứng suy giảm nhận thức thường xảy ra với người cao tuổi.

Giúp điều trị chứng nôn và buồn nôn

Khi cơ thể nôn nao hay buồn nôn do uống rượu, nên uống 1 cốc trà gừng ấm sẽ giúp tốt hơn chỉ trong thời gian ngắn.

Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản

Thường xuyên ăn gừng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt lượng đường máu sau bữa ăn, từ đó giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa và giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn ở trong trạng thái tốt nhất, từ đó giúp giảm cảm giác bị chướng bụng, đầy hơi.

Gừng có tính kháng khuẩn, thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi trong ruột như E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella,.. vì vậy hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gây viêm trong dạ dày.

Trong gừng cũng chứa một số hợp chất quan trọng giúp cải thiện sự hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

Uống một chén trà gừng trước bữa ăn 20 phút sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng của trào ngược dạ dày gây ra.

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra 1 số hợp chất có trong gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây thay đổi DNA, hình thành khối u, làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.

Loai gia vi

Những người không nên ăn gừng

Những người bị nhiệt

Khi bạn đang mắc bệnh nóng trong người bạn không nên ăn gừng bởi nếu một người bị nóng trong, có bệnh trĩ hay hôi miệng do nhiệt miệng, bạn không nên ăn gừng.

Trong thành phần dinh dưỡng của gừng có tính nóng, sinh nhiệt mạnh, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh thêm tăng nặng. Bên cạnh đó, khi bạn đang nóng trong thì càng ăn gừng càng làm bạn dễ viêm loét, nhiệt miệng thêm nặng hơn.

Bệnh nhân viêm gan

Khi bạn đang bị nóng gan thì không nên thường xuyên ăn gừng có thể giúp cơ thể ấm lên, nhưng nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng, do đó bệnh nhân viêm gan không nên ăn nhiều.

Nếu như bắt buộc phải sử dụng gừng là một vị thuốc bạn cần phải sử dụng, thì nên ăn kèm với các thực phẩm có tác dụng làm mát để giảm tính nóng, giúp cho gan của bạn được thanh lọc tốt hơn giảm bệnh tình tốt cho sức khỏe.

Người bị say nắng, sốt cao

Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người phong hàn, cảm mạo, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... nhưng được chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.

Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng. Đặc biệt, với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Người bị bệnh về gan, mật, viêm loét dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, nếu ăn vào sẽ tăng nồng độ acid. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Ngoài ra, gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, nên khi mắc các chứng bệnh về gan nên hạn chế. Cùng với đó, tính cay nóng của gừng sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài được.

Người bị tăng huyết áp

Người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.

Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến... Với những người có thân nhiệt cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Nhưng trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Người bị bệnh sỏi mật

Những người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.

Người bị bệnh trĩ, xuất huyết

Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Theo Thanh Huyền/Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)