Đậu phụ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giá lại rất bình dân. Nguyên liệu chính của những bìa đậu phụ mềm bùi là đậu nành. Khi đi vào cơ thể, đậu nành cung cấp lượng protein dồi dào, các axit amin thiết yếu. Nó cũng chứa nhiều chất béo thực vật, chất xơ, một số loại vitamin và khoáng chất... (Ảnh: Healthweeklytalk)Đậu phụ giàu dinh dưỡng song hương vị không quá xuất sắc. Do đó, nhà sản xuất cho ra mắt nhiều sản phẩm đậu phụ, hợp khẩu vị hơn. Được gắn mác “đậu phụ” song những sản phẩm này không làm từ đậu nành, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Healthweeklytalk)1. Đậu phụ hạnh nhân. Đậu phụ hạnh nhân là món tráng miệng truyền thống của ẩm thực Bắc Kinh, Quảng Đông. Mặc dù có chữ “đậu phụ” song món ăn lại không làm từ đậu nành. (Ảnh: Healthweeklytalk)Nguyên liệu chính của đậu phụ hạnh nhân là hạnh nhân và đường. Quá trình chế biến, hỗn hợp sữa hạnh nhân sẽ đông cứng lại thành thạch. Nhìn bề ngoài, món ăn giống hệt đậu phụ. Ảnh: Wikipedia.Đậu phụ hạnh nhân là loại “ đậu phụ” không nên ăn nhiều. Mặc dù chứa lượng dinh dưỡng nhất định song lượng đường lại quá lớn, tăng khả năng gây béo phì. (Ảnh minh họa)2. Đậu phụ khô đóng gói. Đậu phụ khô đóng gói có hình dáng tương tự như đậu phụ thông thường song mềm mịn hơn, khi chạm vào dễ vỡ. Đáng lưu ý, hầu hết loại đậu phụ khô kiểu này không được làm từ đậu nành. Thành phần chính của chúng là trứng và muối. (Ảnh: Healthweeklytalk)Thực tế, trứng rất giàu dinh dưỡng song trải qua quá trình chế biến sẽ khiến chúng chứa lượng muối cực lớn. Tiêu thụ quá nhiều muối không có lợi cho sức khỏe, tăng nguy cơ huyết áp cao và các bệnh lý tim mạch. (Ảnh minh họa)3. Đậu hũ cá. Đậu hũ cá có nguyên liệu gồm bột mì, gia vị và cá. Tùy vào giá bán, người sản xuất sẽ điều chỉnh tỷ lệ cá và bột mì. Đôi khi, sản phẩm đậu hũ cá giá rẻ sẽ chỉ có bột mì và gia vị. (Ảnh: Healthweeklytalk)Để tạo vị đậu phụ, nhà sản xuất sẽ tận dụng muối và chất điều vị. Tiêu thụ thực phẩm nhiều muối, chất bột đường thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)Có thể nói, những loại đậu phụ trên không chứa độc tố. Vậy nhưng, ăn nhiều, ăn thời gian dài sẽ khiến cơ thể nạp lượng lớn muối, đường không có lợi cho sức khỏe. (Ảnh: Suckhoedoisong)Chuyên gia sức khỏe cũng nhấn mạnh, đậu phụ làm từ đậu nành chứa lượng protein thực vật cao song không thể thay thế hoàn toàn thịt. Protein từ gia cầm và hải sản chứa hàm lượng cân bằng các axit amin mà cơ thể cần. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, nguồn đạm thực vật chứa lượng nhỏ một số loại axit amin nhất định. Ảnh: Boldsky.
Để có lợi cho sức khỏe, chúng ta nên kết hợp hài hòa rau, trái cây và thịt trong các bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Boldsky.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)
Đậu phụ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giá lại rất bình dân. Nguyên liệu chính của những bìa đậu phụ mềm bùi là đậu nành. Khi đi vào cơ thể, đậu nành cung cấp lượng protein dồi dào, các axit amin thiết yếu. Nó cũng chứa nhiều chất béo thực vật, chất xơ, một số loại vitamin và khoáng chất... (Ảnh: Healthweeklytalk)
Đậu phụ giàu dinh dưỡng song hương vị không quá xuất sắc. Do đó, nhà sản xuất cho ra mắt nhiều sản phẩm đậu phụ, hợp khẩu vị hơn. Được gắn mác “đậu phụ” song những sản phẩm này không làm từ đậu nành, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Healthweeklytalk)
1. Đậu phụ hạnh nhân. Đậu phụ hạnh nhân là món tráng miệng truyền thống của ẩm thực Bắc Kinh, Quảng Đông. Mặc dù có chữ “đậu phụ” song món ăn lại không làm từ đậu nành. (Ảnh: Healthweeklytalk)
Nguyên liệu chính của đậu phụ hạnh nhân là hạnh nhân và đường. Quá trình chế biến, hỗn hợp sữa hạnh nhân sẽ đông cứng lại thành thạch. Nhìn bề ngoài, món ăn giống hệt đậu phụ. Ảnh: Wikipedia.
Đậu phụ hạnh nhân là loại “ đậu phụ” không nên ăn nhiều. Mặc dù chứa lượng dinh dưỡng nhất định song lượng đường lại quá lớn, tăng khả năng gây béo phì. (Ảnh minh họa)
2. Đậu phụ khô đóng gói. Đậu phụ khô đóng gói có hình dáng tương tự như đậu phụ thông thường song mềm mịn hơn, khi chạm vào dễ vỡ. Đáng lưu ý, hầu hết loại đậu phụ khô kiểu này không được làm từ đậu nành. Thành phần chính của chúng là trứng và muối. (Ảnh: Healthweeklytalk)
Thực tế, trứng rất giàu dinh dưỡng song trải qua quá trình chế biến sẽ khiến chúng chứa lượng muối cực lớn. Tiêu thụ quá nhiều muối không có lợi cho sức khỏe, tăng nguy cơ huyết áp cao và các bệnh lý tim mạch. (Ảnh minh họa)
3. Đậu hũ cá. Đậu hũ cá có nguyên liệu gồm bột mì, gia vị và cá. Tùy vào giá bán, người sản xuất sẽ điều chỉnh tỷ lệ cá và bột mì. Đôi khi, sản phẩm đậu hũ cá giá rẻ sẽ chỉ có bột mì và gia vị. (Ảnh: Healthweeklytalk)
Để tạo vị đậu phụ, nhà sản xuất sẽ tận dụng muối và chất điều vị. Tiêu thụ thực phẩm nhiều muối, chất bột đường thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Có thể nói, những loại đậu phụ trên không chứa độc tố. Vậy nhưng, ăn nhiều, ăn thời gian dài sẽ khiến cơ thể nạp lượng lớn muối, đường không có lợi cho sức khỏe. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Chuyên gia sức khỏe cũng nhấn mạnh, đậu phụ làm từ đậu nành chứa lượng protein thực vật cao song không thể thay thế hoàn toàn thịt. Protein từ gia cầm và hải sản chứa hàm lượng cân bằng các axit amin mà cơ thể cần. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, nguồn đạm thực vật chứa lượng nhỏ một số loại axit amin nhất định. Ảnh: Boldsky.
Để có lợi cho sức khỏe, chúng ta nên kết hợp hài hòa rau, trái cây và thịt trong các bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Boldsky.