Sách Đông y cổ của Trung Quốc có viết cá chạch vị ngọt tính bình, giúp bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt. Loại cá này còn được ví là bổ ngang nhân sâm dưới nước. Chính vì vậy mà mới có câu nói “trên trời có bồ câu, dưới nước có chạch”.
Loại cá này giàu chất đạm, chất béo, vitamin, niacin, sắt, phốt pho, canxi... Tỉ lệ canxi trong cá chạch cao gấp 6 lần cá chép và hàm lượng vitamin B1 cao gấp 3-4 lần cá diếc.
Phụ nữ và người có thể trạng yếu, đổ mồ hôi đêm, người bị viêm gan cấp tính, người bị liệt dương, trĩ, lở ngứa ngoài da ăn cá chạch sẽ rất tốt.
Bổ sung máu và sắt
Cá chạch giàu protein và nguyên tố vi lượng sắt nên có lợi cho bệnh nhân thiếu máu. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt nên ăn cá chạch vì được bổ sung máu.
Chống lão hóa và chống viêm
Trong cá chạch có chứa một loại axit béo không bão hòa có thể chống lại quá trình lão hóa mạch máu và rất có lợi cho cơ thể phụ nữ.
Giảm tác hại của rượu đối với gan
Một tác dụng kỳ diệu của cá chạch là giúp tỉnh táo, giảm tác hại của rượu đối với gan. Vì vậy những người hay uống rượu nên ăn nhiều cá chạch.
Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp và mãn tính
Cá chạch có tác dụng rõ rệt đối với việc giảm vàng da, đặc biệt là trong bệnh viêm gan cấp tính. Bên cạnh đó loại cá này cũng có tác dụng đáng kể trong việc phục hồi chức năng gan.
Tốt cho tim mạch
Vì có hàm lượng chất béo thấp lại ít cholesterol nên cá chạch là thực phẩm có lợi cho việc chống lại sự lão hóa mạch máu, tốt cho người mắc bệnh tim mạch.
Tăng cường sức khỏe của xương
Cá chạch rất giàu nguyên tố vi lượng canxi và phốt pho, ăn chạch thường xuyên có thể ngăn ngừa gãy xương, loãng xương. Nấu chạch trong súp có thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Thịt cá chạch có chứa ít chất béo, ít cholesterol, và chứa một loại axit béo không bão hòa tương tự như axit glycosene. Đây là một chất quan trọng chống lại sự xơ cứng động mạch của con người và có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.
Những ai không nên ăn cá chạch?
Mặc dù cá chạch mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, phù hợp với mọi đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia thì người đang có bệnh nền và đang sử dụng thuốc hà thủ ô đỏ để điều trị bệnh thì không nên ăn cá chạch.
Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc bổ có tác dụng ích huyết, điều trị suy nhược thần kinh, giúp khỏe gân cốt, làm đen râu tóc… nhưng khi kết hợp với các dưỡng chất có trong cá chạch thì tác dụng của hà thủ ô đỏ sẽ bị suy giảm đáng kể.