Nhiều trẻ em đang mang balo vượt quá trọng lượng cho phép so với cân nặng và rất nhiều cha mẹ không hề kiểm tra xem cặp của con mình có nặng hay không. Theo Safe Kids Worldwide thì mỗi năm có rất nhiều trẻ bị chấn thương do đeo balo. (Ảnh: Momme) Cách chọn ba lô đầu tiên là để ý đến trọng lượng. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng trọng lượng của ba lo không nên vượt quá 10-15% trọng lượng cơ thể của trẻ. Chẳng hạn như một trẻ ở độ tuổi mầm non hay dưới 6 tuổi nặng khoảng 18kg thì không được đeo ba lô nặng hơn 2,7kg. (Ảnh: Dhravuvu) Sự vừa vặn của balo quan trọng hơn rất nhiều so với hình thức của chiếc balo. Khi mua ba lô, cha mẹ nên lưu ý rằng một chiếc ba lô có thể vừa với đứa trẻ này nhưng sẽ không vừa với đứa trẻ khác. Ba lô vừa vặn với trẻ là điểm bắt đầu của dây cài nằm nằm thấp hơn vai khoảng 3-5cm và phần đáy của ba lô nên nằm ở phần võng của lưng dưỡi. Đáy ba lô không nên nằm quá thấp ở dưới phần eo. (Ảnh: MMT) Sự vừa vặn của ba lô vẫn chưa phải là nhân tố duy nhất cần lưu ý. Sự sắp xếp đồ đạc trong ba lô cũng có thể khiến trẻ bị chấn thương. Dây đeo ba lô phải tạo được cảm giác thoải mái nhưng đồng thời phải có tác dụng phân bố trọng lượng của ba lô so cho đều để phần vai, lưng và hông không bị quá nặng. (Ảnh: Dealnews) Nên chọn các loại ba lô có dây đeo to bản, có đệm hoặc có đường viền để phân bố đều trọng lượng. Trẻ lớn hơn có thể mang sách vở nặng hơn nên cần chọn ba cô có thêm dây cài ở ngực hoặc eo để giảm thiểu khả năng bị chấn thương. (Ảnh: scmp) Khi sắp xếp đồ đạc trong ba lô, nên đặt sách hoặc đồ nặng gần lưng, đồ nhẹ hơn thì nên đặt ra phía ngoài cách xa lưng hoặc đựng trong các ngăn nhỏ bên ngoài của ba lô. Điều quan trọng không kém là càng mang ba lô nhẹ càng tốt. Ba lô có rất nhiều ngăn có tác dụng phân bố đều trọng lượng. Cha mẹ nên kiểm tra ba lô của con hàng tuần để bỏ bớt những đồ vật không cần thiết ra ngoài để giảm trọng lượng con phải mang trên lưng.
Nhiều trẻ em đang mang balo vượt quá trọng lượng cho phép so với cân nặng và rất nhiều cha mẹ không hề kiểm tra xem cặp của con mình có nặng hay không. Theo Safe Kids Worldwide thì mỗi năm có rất nhiều trẻ bị chấn thương do đeo balo. (Ảnh: Momme)
Cách chọn ba lô đầu tiên là để ý đến trọng lượng. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng trọng lượng của ba lo không nên vượt quá 10-15% trọng lượng cơ thể của trẻ. Chẳng hạn như một trẻ ở độ tuổi mầm non hay dưới 6 tuổi nặng khoảng 18kg thì không được đeo ba lô nặng hơn 2,7kg. (Ảnh: Dhravuvu)
Sự vừa vặn của balo quan trọng hơn rất nhiều so với hình thức của chiếc balo. Khi mua ba lô, cha mẹ nên lưu ý rằng một chiếc ba lô có thể vừa với đứa trẻ này nhưng sẽ không vừa với đứa trẻ khác. Ba lô vừa vặn với trẻ là điểm bắt đầu của dây cài nằm nằm thấp hơn vai khoảng 3-5cm và phần đáy của ba lô nên nằm ở phần võng của lưng dưỡi. Đáy ba lô không nên nằm quá thấp ở dưới phần eo. (Ảnh: MMT)
Sự vừa vặn của ba lô vẫn chưa phải là nhân tố duy nhất cần lưu ý. Sự sắp xếp đồ đạc trong ba lô cũng có thể khiến trẻ bị chấn thương. Dây đeo ba lô phải tạo được cảm giác thoải mái nhưng đồng thời phải có tác dụng phân bố trọng lượng của ba lô so cho đều để phần vai, lưng và hông không bị quá nặng. (Ảnh: Dealnews)
Nên chọn các loại ba lô có dây đeo to bản, có đệm hoặc có đường viền để phân bố đều trọng lượng. Trẻ lớn hơn có thể mang sách vở nặng hơn nên cần chọn ba cô có thêm dây cài ở ngực hoặc eo để giảm thiểu khả năng bị chấn thương. (Ảnh: scmp)
Khi sắp xếp đồ đạc trong ba lô, nên đặt sách hoặc đồ nặng gần lưng, đồ nhẹ hơn thì nên đặt ra phía ngoài cách xa lưng hoặc đựng trong các ngăn nhỏ bên ngoài của ba lô.
Điều quan trọng không kém là càng mang ba lô nhẹ càng tốt. Ba lô có rất nhiều ngăn có tác dụng phân bố đều trọng lượng. Cha mẹ nên kiểm tra ba lô của con hàng tuần để bỏ bớt những đồ vật không cần thiết ra ngoài để giảm trọng lượng con phải mang trên lưng.