Hiện nay, xu hướng người Việt dùng thuốc Nam chữa bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, các chuyên gia Đông y khuyến cáo, dùng thuốc phải đúng liều lượng và có sự tư vấn từ các lương ý tránh lạm dụng sẽ không đem lại kết quả như mong muốn.
Lang y Dương Trung Hiếu (Võ Nhai, Thái Nguyên) tư vấn 5 loại cây phổ biến trong vườn nhà có công dụng chữa bệnh rất linh nghiệm.
1. Cây diếp cá:
- Chế biến: Lúc trời khô ráo, lấy cây về loại bỏ gốc rễ, đem phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 40 - 50 độ. Loại cây này thường dùng trị táo bón, trẻ con lên sởi, phổi ung có mủ, mắt đau, nhặm đỏ hoặc nhiễm trùng gây mủ xanh, kinh nguyệt không đều, viêm ruột, kiết lỵ... Theo đó, người bệnh ngày dùng 6-12g khô, 20- 40g tươi, dạng sắc hoặc giã nát lọc lấy nước uống.
|
Cây diếp cá dùng để đắp chỗ sưng rất hiệu quả (Ảnh Internet). |
Cây diếp cá tươi giã nhỏ dùng để đắp trĩ, những chỗ sưng, đắp mắt khi bị nhiễm trùng mủ xanh cũng rất hiệu quả.
Với bệnh nhân viêm xoang nhiễm khuẩn có thể dùng bài thuốc sau: 16g diếp cá, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, mạch môn 12g, chi tử 8g, sắc uống ngày 1 thang.
- Tắc tia sữa: Lá diếp cá, cải trời giã tươi mỗi vị 1 nắm ( tầm 30g) hòa với nước ấm vắt lấy nước uống, bã trung nóng với dấm đắp vào, làm vài lần là khỏi.
2. Râm bụt:
- Chế biến: Hái lá bánh tẻ phơi hay sấy khô. Những người bị viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ… dùng rất tốt. Ngày dùng 4 - 12g, dạng thuốc sắc dùng ngoài xông, rửa, đắp- liều dùng ngoài không hạn chế.
|
Dâm bụt có công dụng chữa bệnh khiến nhiều người bất ngờ (Ảnh minh họa). |
3. Gấc (hạt):
Người ta ví quả gấc như cái túi chứa đầy carotene (tiền vitamin A) mà không một loại rau, củ, quả nào có thể so sánh được. Đặc biệt, hạt gấc ngâm rượu thực sự có tác dụng chữa vô số bệnh, nhất là các bệnh về viêm sưng xương khớp.
- Chế biến: Quả gấc chín, bổ lấy hạt, bóc màng đỏ bên ngoài, phơi hoặc sấy khô dùng trị mụn nhọt sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, sưng vú, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết. Theo đó, chỉ cần mài gấc với dấm, mài với nước hoặc giã nát trộn với dấm để bôi sẽ thấy ngay công dụng.
|
Hạt gấc ngâm rượu thực sự có tác dụng chữa vô số bệnh (Ảnh Internet). |
4. Cải xoong:
- Cây cải xoong là số ít những cây thuốc Nam có công dụng tốt cho người nghiện thuốc lá, nó có tác dụng giải độc nicotin và chống hôi miệng. Người thường xuyên bị chảy máu chân răng ăn cải xoong thường xuyên cũng hết. Dùng cải xoong nên dùng tươi liều lượng 30g/ ngày dưới dạng ăn sống hoặc làm sinh tố pha đường uống. Nếu dùng đun nấu một số hoạt chất dễ bay hơi, một số không tan trong nước nhất là thành phần tinh dầu chiếm 0,05% sẽ không có cơ hội hấp thu vào cơ thể.
5. Gừng:
Trong bữa ăn hàng ngày khi chế biến nên cho gừng vào những món phù hợp, ngoài giúp ấm cơ thể, gừng còn là vị thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch rất tốt cho con người. Các cụ già, đàn ông vùng dân tộc vùng cao họ dùng bát gừng chấm muối ăn mỗi ngày giúp làm ấm cơ thể, kích thích tiêu hóa mà không bị ho hắng gì.
6. Hành:
Mùa đông nên tăng cường ăn hành, trong hành củ cũng như hành lá có tác dụng kháng viêm rất tốt, nó như một kháng sinh thực vật an toàn cho cơ thể. Thói quen ăn hành giầm nước mắn rất tốt tuy nhiên chỉ có mùi khó chịu sau khi ăn có thể xử lý bằng cách nhấm củ gừng tươi sẽ hết.
Củ hành chứa tinh dầu có sulfur mà thành phần chủ yếu là chất kháng sinh alliin, acid malic và các acid khác... Vì thế, hành lá được dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, chữa tê thấp, chữa cảm mạo, nhức đầu… Cách dùng, liều lượng: Mỗi lần có thể dùng 30-60g dùng dạng nước sắc hay ép lấy nước uống.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):